Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4299-86

KHÍ THIÊN NHIÊN

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM NGƯNG SƯƠNG VÀ HÀM LƯỢNG HƠI NƯỚC

Natural gas

Method of determination of dewpoint and water vapor content

Tiêu chuẩn này áp dụng cho khí thiên nhiên có hàm lượng hơi nước đến 18g/m3 ở nhiệt độ 200C

1. ĐỊNH NGHĨA

Nhiệt độ điểm ngưng sương của khí là nhiệt độ mà ở đó khí đã bão hòa hơi nước ở áp suất khi tồn tại.

Hàm lượng hơi nước trong khí được xác định qua việc đo nhiệt độ của điểm ngưng sương và áp suất của khí phân tích.

2. DỤNG CỤ

Máy đo điểm ngưng sương (hình 1);

Đồng hồ đo áp suất khí có khoảng chia 0 ÷ 25 atm, chính xác đến 0,15 atm.

Bộ phận điều chỉnh áp suất khí từ nguồn;

Nhiệt kế đo nhiệt độ khí tại nguồn có khoảng chia độ âm 20 ÷ 50 0C chính xác đến 0,10C;

Nhiệt kế đo nhiệt độ điểm ngưng sương có khoảng chia độ từ âm 50 ÷ 20 0C, chính xác đến 0 ÷ 10C;

Ống nhựa với đường kính ngoài 15 mm

Bình chứa khí thiên nhiên chịu áp lực;

Chất làm lạnh (tuyết cacbonic butan nitơ hóa lỏng …);

Nguồn nước nóng với nhiệt độ 35 ÷ 450 C

Hình 1. Máy xác định điểm ngưng sương

A. Van dẫn khí vào thiết bị

B. Vòi dẫn khí từ van A đến gương C

C. Gương bằng thép không rỉ (sương đọng trên đó).

D. Van dẫn khí ra khỏi thiết bị.

E. Bộ phận quang học để quan sát điểm ngưng sương.

F. Ống làm lạnh.

G. Buồng làm lạnh.

H. Van tiết lưu đổ dẫn chất làm lạnh, hoặc làm nóng vào buồng G.

I. Khoang nhiệt kế bằng đồng

J. Lối ra của chất làm lạnh (hoặc làm nóng).

K. Nhiệt kế để đo nhiệt độ điểm ngưng sương.

3. LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ THỬ NGHIỆM

3.1. Việc lấy mẫu khí thiên nhiên được tiến hành theo TCVN 3755-83

3.2. Mẫu khí cần được lấy từ nguồn để tránh sự ngưng đọng hơi nước trên thành bình hoặc trên đường ống dẫn mẫu. Không được lấy mẫu tại một điểm mà tại đó hơi nước ngưng tụ quá nhiều hoặc quá ít không đại diện cho nguồn khí. Trong trường hợp mẫu khí được lấy vào bình chịu áp lực thì trước khi tiến hành thử nghiệm phải phơi nóng bình ít nhất 3 ÷ 4 giờ hoặc sấy bình trên bếp điện kín ở nhiệt độ 40 ÷ 50 0C để cho hơi nước trong bình được đồng đều.

3.3. Trước khi tiến hành đo để ghi kết quả trên máy, tiến hành thử trước một vài lần đủ ước đoán nhiệt độ tại điểm ngưng sương và để chọn tốc độ làm lạnh cho thích hợp.

4. TIẾN HÀNH THỬ NGHIỆM

4.1. Mẫu khí thiên nhiên được dẫn từ nguồn hay từ bình chứa khí chịu áp lực đến van A. Mở rộng van A để dẫn khí vào thiết bị và điều khiển van D để khống chế lưu lượng khí ở khoảng 0,0015 m3/ph.

4.2. Mẫu dẫn chất làm lạnh đã hóa lỏng vào buồng làm lạnh G qua van tiết lưu Hc cứ một phút lại điều chỉnh van H để chất làm lạnh được hóa hơi trong buồng G sao cho nhiệt độ của ống làm lạnh f và gương C giảm xuống một cách thích hợp. Khi gần tới điểm ngưng sương điều khiển tốc độ làm lạnh khoảng 0,50C/ph

4.3. Quan sát mặt gương C qua bộ phận quang học E. Khi sương đọng lại trên gương C, đo và ghi kết quả nhiệt độ của gương (t1) được biểu thị trên nhiệt kế K, đồng thời ghi lại áp suất của khí trong thiết bị trên thiết bị được biểu thị trên đồng hồ đo áp

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4299:1986 về Khí thiên nhiên - Phương pháp xác định điểm ngưng sương và hàm lượng nước do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN4299:1986
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 22/10/1986
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản