Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CẤP BẢO VỆ BẰNG VỎ NGOÀI, KÝ HIỆU, PHƯƠNG PHÁP THỬ
Electrotechnical equipments. Degrees of protection provided by enclosures, symbol, method of test.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm kỹ thuật điện điện áp danh định không quá 72,5 kV và quy định cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (sau đây gọi tắt là vỏ), ký hiệu và phương pháp thử cấp bảo vệ đó.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho việc bảo vệ người tránh tiếp xúc với các phần có điện áp và các phần chuyển động bố trí ngoài vỏ sản phẩm.
Tiêu chuẩn này không quy định cấp bảo vệ của sản phẩm kỹ thuật điện chống các nguy hiểm nổ, cháy, các tác động của ẩm, hơi xâm thực, nấm mốc vv...
Tiêu chuẩn này phù hợp với ST-SEV 778-77.
1.1. Để ký hiệu cấp bảo vệ, sử dụng 2 chữ cái "IP" và 2 con số tiếp theo sau đó..
1.1.1 Con số thứ nhất ký hiệu cấp bảo vệ người tránh tiếp xúc với các phần có điện áp bên trong vỏ hoặc đến kề sát chúng và bảo vệ người, tránh tiếp xúc với các phần chuyển động bố trí bên trong vỏ, đồng thời cũng ký hiệu cấp bảo vệ của sản phẩm chống các vật rắn lọt vào trong vỏ.
Giá trị và nội dung mã của con số thứ nhất quy định ở điều 2.1.
1.1.2. Con số thứ hai ký hiệu cấp bảo vệ của sản phẩm chống nước lọt vào trong.
Giá trị và mã của con số thứ hai quy định ở điều 2.2.
1.2. Nếu cần thì dùng chữ cái La-tinh để nêu nhựng yêu cầu phụ trong các tiêu chuẩn cho sản phẩm cụ thể. Chữ cái này phải để sau các con số ký hiệu cấp bảo vệ. Trường hợp như vậy, trong tiêu chuẩn cho sản phẩm cụ thể phải nêu các thử nghiệm dùng để kiểm tra yêu cầu phụ.
1.2.1. Các chữ cái S, M hoặc W chỉ được sử dụng với ý nghĩa sau:
S là thử đối với việc xuất hiện nước khi sản phẩm không làm việc ( ví dụ máy không chuyển động).
M là thử đối với việc xuất hiện nước khi sản phẩm làm việc (ví dụ máy đang quay).
W (phải đứng sát ngay sau chữ IP). Sản phẩm có ký hiệu như vậy được dùng trong các điều kiện khí hậu đặc biệt nhờ có những biện pháp bảo vệ phụ trong cấu tạo sản phẩm hoặc trong khi khai thác nó. Điều kiện khí hậu và các biện pháp bảo vệ phụ của những sản phẩm này phải được quy định theo sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng.
1.2.2. Khi không có những chữ cái phụ, thì phải hiểu là sản phẩm tương ứng với cấp bảo vệ đã cho trong mọi điều kiện công tác tiêu chuẩn.
1.3. Ký hiệu cấp bảo vệ phải ghi trên vỏ hoặc trên nhãn máy.
Yêu cầu đối với việc ghi nhãn phải được quy định trong tiêu chuẩn cho các loại sản phẩm cụ thể; trong các tiêu chuẩn này phải quy định phương pháp ghi nhãn khi một phần của vỏ có cấp bảo vệ khác với phần khác; hoặc khi sử dụng chữ cái phụ cho một cấp bảo vệ khác.
1.4. Đối với sản phẩm chỉ đỏi hỏi nêu cấp bảo vệ bằng một con số ký hiệu, thì con số kia được thay bằng chữ " X ". Ví dụ: IP X5; IP 2X.
1.5 Nếu cách lắp đặt của sản phẩm ảnh hưởng đến cấp bảo vệ, nhà sản xuất phải nêu rõ điều đó trong tài liệu kỹ thuật.
2.1. Cấp bảo vệ được xác định bằng con số ký hiệu thứ nhất phải được quy định theo bảng 1.
Bảng 1
Con số thứ nhất (1) | Cấp bảo vệ | |
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1988:1977 về thiết bị điện làm việc ở điện áp đến 1000 V - Vỏ bao - Cấp bảo vệ
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5278:1990 (ST SEV 3688 : 82) về sản phẩm kỹ thuật điện và vô tuyến điện tử - Thử tác động của các yếu tố ngoài - Thử rung hình sin do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5199:1990 (ST SEV 2728-80) về sản phẩm kỹ thuật điện và điện tử - Thử tác động của các yếu tố ngoài - Thử tác động của nhiệt độ nâng cao do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1661:1975 về Phương pháp thử nấm mốc cho các sản phẩm kỹ thuật điện và điện tử
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4256:1986 (ST SEV 781-77) về Sản phẩm kỹ thuật điện và vô tuyến điện tử - Thử chịu tác động của các yếu tố ngoài - Quy định chung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3144:1979 về Sản phẩm kỹ thuật điện - Yêu cầu chung về an toàn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1988:1977 về thiết bị điện làm việc ở điện áp đến 1000 V - Vỏ bao - Cấp bảo vệ
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5278:1990 (ST SEV 3688 : 82) về sản phẩm kỹ thuật điện và vô tuyến điện tử - Thử tác động của các yếu tố ngoài - Thử rung hình sin do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5199:1990 (ST SEV 2728-80) về sản phẩm kỹ thuật điện và điện tử - Thử tác động của các yếu tố ngoài - Thử tác động của nhiệt độ nâng cao do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4255:2008 (IEC 60529 : 2001) về Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (mã IP)
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1661:1975 về Phương pháp thử nấm mốc cho các sản phẩm kỹ thuật điện và điện tử
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4256:1986 (ST SEV 781-77) về Sản phẩm kỹ thuật điện và vô tuyến điện tử - Thử chịu tác động của các yếu tố ngoài - Quy định chung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3144:1979 về Sản phẩm kỹ thuật điện - Yêu cầu chung về an toàn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4255:1986 (ST SEV 778-77) về Sản phẩm kỹ thuật điện - Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài, ký hiệu, phương pháp thử
- Số hiệu: TCVN4255:1986
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1986
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra