Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3769 : 2004

CAO SU THIÊN NHIÊN SVR – QUI ĐỊNH KỸ THUẬT

Rubber, natural SVR – Specifications

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho cao su thiên nhiên SVR, được sản xuất từ mủ của cây Hevea brasiliensis và không áp dụng cho các loại cao su thiên nhiên khác.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 6086:2004 (ISO 1795:2000) Cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp – Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.

TCVN 6087:2004 (ISO 247:1990) Cao su – Xác định hàm lượng tro.

TCVN 6088:2004 (ISO 248:1991) Cao su – Xác định hàm lượng chất bay hơi.

TCVN 6089:2004 (ISO 249:1995) Cao su thiên nhiên – Xác định hàm lượng chất bẩn.

TCVN 6090-1:2004 (ISO 289-1:1994) Cao su chưa lưu hóa – Phương pháp sử dụng nhớt kế đĩa trượt – Phần 1: Xác định độ nhớt Mooney.

TCVN 6091:2004 (ISO 1656:1996) Cao su thiên nhiên và latex cao su thiên nhiên – Xác định hàm lượng nitơ.

TCVN 6092-1:2004 (ISO 2930:1995) Cao su thiên nhiên – Xác định độ dẻo – Phần 1: Xác định chỉ số duy trì độ dẻo (PRI).

TCVN 6092-2:2004(ISO 2007:1991) Cao su thiên nhiên – Xác định độ dẻo – Phần 2: Cao su chưa lưu hóa – Xác định độ dẻo bằng máy đo độ dẻo nhanh.

TCVN 6093:2004 (ISO 4660:1999) Cao su thiên nhiên – Xác định chỉ số màu.

TCVN 6094:2004 (ISO 3417:1991) Cao su – Xác định đặc tính lưu hóa bằng máy đo tốc độ lưu hóa đĩa dao động.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Cao su định chuẩn kỹ thuật (technically specified rubber)

Cao su thiên nhiên sản xuất từ mủ (latex) cây cao su Hevea brasiliensis (thường được chế biến ở dạng cao su khối) và có các chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp với từng cấp hạng.

3.2. Cao su ổn định độ nhớt (CV) (constant viscosity (CV) rubber)

Cao su thiên nhiên có độ nhớt được kiểm soát, thường được xử lý bằng các tác nhân ổn định độ nhớt, trước hoặc sau quá trình sấy.

3.3. Chất bẩn (dirt)

Tạp chất giữ lại trên rây 45 mm.

3.4. Mủ đông ngoài lô (field-grade coagulum)

Cao su thiên nhiên làm từ mủ được đông tụ bằng axit hoặc mủ đông tụ tự nhiên (tự đông tụ) trong chén hứng mủ hoặc các dụng cụ thích hợp khác.

3.5. Cao su tờ (sheet rubber)

Cao su được đông tụ hoàn toàn và tạo thành tờ.

CHÚ THÍCH: Cao su tờ có thể được sấy khô, sấy khô một phần hoặc không sấy khô.

3.6. Mủ nước ngoài lô (WF) (whole field latex)

Mủ nước lấy từ cây cao su  Hevea brasiliensis, có thể được pha loãng nhưng không tách chiết.

4. Thành phần nguyên liệu

Cao su SVR được chia thành 3 nhóm tùy theo nguyên liệu sử dụng, như sau:

- Mủ nước hỗn hợp được đông tụ bằng chất đông tụ như axit formic hoặc axit axetic trong điều kiện được kiểm soát;

- Mủ đông ngoài lô;

- Cao su tờ.

5. Ký hiệu và phân hạng

5.1. Ký hiệu qui ước cho cao su thiên nhiên theo tiêu chuẩn này là SVR (Standard Vietnamese Rubber).

5.2. Hạng của SVR được phân theo tính chất của từng loại nguyên liệu, theo Bảng 1.

Bảng 1 – Hạng của SVR

Nguyên liệu

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3769:2004 về Cao su thiên nhiên SVR - Quy định kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN3769:2004
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 14/01/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản