Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 3113 : 1993
BÊ TÔNG NẶNG - PHUƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ HÚT NƯỚC
Heavyweight concrete - Method for determination of water absorption
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử độ hút nước của bê tông nặng.
1. Thiết bị thử
Cân kỹ thuật chính xác tới 5g;
Thùng ngâm mẫu;
Tủ sấy 2000C;
Khăn lau mẫu.
2. Chuẩn bị mẫu thử
Lấy 3 viên mẫu hình dạng bất kỳ theo điều 3.4 của TCVN 3105: 1993. Lau hoặc rửa sạch bụi bẩn bám trên mẫu.
3. Tiến hành thử
3.1. Đặt các viên mẫu vào thùng ngâm (các viên mẫu lăng trụ và khối trụ đặt nằm). Để nước ngập một phần ba chiều cao mẫu và ngâm như vậy trong một giờ. Tiếp đó đổ thêm nước ngập đến hai phần ba chiều cao mẫu và ngâm thêm một giờ nữa. Cuối cùng đổ nước ngập trên mặt trên của mẫu khoảng 5cm và giữ mức nước ở độ cao này cho tới khi mẫu bão hoà nước. Cứ sau mỗi 24 giờ ngâm nước thì vớt mẫu ra một lần, dùng dẻ ẩm lau ráo mặt ngoài rồi cân chính xác tới 0,5%.
Mẫu được coi là bão hoà nước khi sau hai lần cân kế tiếp nhau khối lượng mẫu chênh lệch nhau không quá 0,2% .
Các viên mẫu sau khi bão hoà nước được đặt trong tủ sấy với nhiệt độ 105 - 1100C để sấy khô đến khối lượng không đổi.
Khối lượng không đổi là khối lượng mà chênh lệch giữa hai lần cân kế tiếp nhau (thời gian cân cách nhau 24 giờ) không vượt quá 0,2%.
Nếu mẫu không dùng vào mục đích khác sau khi thử độ hút nước thì cho phép đập nhỏ mẫu để sấy cho nhanh. Khi đó cần giữ gìn để không bị mất các mảnh vỡ của mẫu.
4. Tính kết quả
Độ hút nước của từng viên mẫu được tính bằng % theo công thức:
Trong đó:
m1 – Khối lượng viên mẫu ở trạng thái bão hoà nước, tính bằng g;
m0- Khối lượng viên mẫu ở trạng thái sầy khô tới khối lượng không đổi, tính bằng g.
Độ hút nước của bê tông là trung bình số học của ba (hoặc hai nếu tổ mẫu chỉ số hai viên). Kết quả thử chính xác tới 0,1%.
5. Biên bản thử
Trong biên bản thử ghi rõ:
- Ký hiệu mẫu;
- Ngày thử;
- Ngày và nơi lấy mẫu;
- Khối lượng từng viên mẫu bão hoà nước;
- Khối lượng từng viên mẫu sấy khô;
- Độ hút nước của từng viên và độ hút nước trung bình;
- Chữ ký của người thử.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5592:1991 về bê tông nặng - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3115:1993 về bê tông nặng - phương pháp xác định khối lượng thể tích
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3112:1993 về bê tông nặng - phương pháp thử xác định khối lượng riêng
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3114:1993 về bê tông nặng - phương pháp xác định độ mài mòn
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6221:1997 về cốt liệu nhẹ cho bê tông - sỏi, dăm sỏi và cát keramzit - phương pháp thử
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 248:1986 về gạch xây - phương pháp xác định độ hút nước
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6025:1995 (ISO 3893:1977) về bê tông - phân mác theo cường độ nén
- 8Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 171:1989 về Bêtông nặng - Phương pháp không phá hoại sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy để xác định cường độ nén
- 9Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 307:2003 về Bê tông nặng - Phương pháp xác định hàm lượng xi măng trong bê tông đã đóng rắn do Bộ Xây dựng ban hành
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9334:2012 về Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9335:2012 về Bê tông nặng - Phương pháp thử không phá hủy - Xác định cường độ nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9336:2012 về Bê tông nặng – Phương pháp xác định hàm lượng sunfat
- 1Quyết định 2143/QĐ-BKHCN năm 2022 hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia về Bê tông nặng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5592:1991 về bê tông nặng - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3115:1993 về bê tông nặng - phương pháp xác định khối lượng thể tích
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3112:1993 về bê tông nặng - phương pháp thử xác định khối lượng riêng
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3114:1993 về bê tông nặng - phương pháp xác định độ mài mòn
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6221:1997 về cốt liệu nhẹ cho bê tông - sỏi, dăm sỏi và cát keramzit - phương pháp thử
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 248:1986 về gạch xây - phương pháp xác định độ hút nước
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6025:1995 (ISO 3893:1977) về bê tông - phân mác theo cường độ nén
- 9Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 171:1989 về Bêtông nặng - Phương pháp không phá hoại sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy để xác định cường độ nén
- 10Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 307:2003 về Bê tông nặng - Phương pháp xác định hàm lượng xi măng trong bê tông đã đóng rắn do Bộ Xây dựng ban hành
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9334:2012 về Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9335:2012 về Bê tông nặng - Phương pháp thử không phá hủy - Xác định cường độ nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9336:2012 về Bê tông nặng – Phương pháp xác định hàm lượng sunfat
- 14Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3105:1993 về Hỗn hợp bê tông và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử
- 15Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3113:2022 về Bê tông - Phương pháp xác định độ hút nước
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3113:1993 về bê tông nặng - phương pháp xác định độ hút nước
- Số hiệu: TCVN3113:1993
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1993
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Ngày hết hiệu lực: 02/11/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra