Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 2603 - 78

MŨ BẢO HỘ LAO ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN MỎ HẦM LÒ - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Miners helmets - Technical requirements and methods of testing

Tiêu chuẩn này ban hành dưới hình thức khuyến khích áp dụng riêng đối với khâu nghiên cứu chế tạo mũ, tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng, thời gian có hiệu lực từ 1-7-1979.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại mũ bảo hộ lao động dùng cho công nhân mỏ hầm lò làm bằng nhựa tổng hợp chất dẻo có cốt để bảo vệ công nhân khỏi chấn thương cơ học, điện giật, nước và hóa chất.

1. PHÂN LOẠI

Mũ bảo hộ lao động cho công nhận mỏ hầm lò được chia thành 2 loại, dựa vào công dụng của chúng.

A. Mũ có lưỡi trai, vành rộng không quá 10mm, giá giữ đèn, dây cáp đèn chiếu sáng dùng cho công nhân làm việc trong hầm lò.

B. Mũ có vành rộng 20mm, tấm choàng gáy và giá giữ đèn chiếu sáng dùng cho công nhân đào lò giếng đứng và các công việc khác trong lò, ở những nơi có nước nhỏ giọt.

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1. Mũ phải có kết cấu hoàn chỉnh gồm 3 bộ phận:

Thân mũ, bộ phận bên trong và quai mũ.

Tùy theo các trường hợp riêng biệt cho phép mũ có tấm choàng gáy, các cơ cấu phụ để kẹp đèn chiếu sáng, các phương tiện bảo vệ cá nhân khác.

2.2. Thân mũ phải có hình bầu dục, những chi tiết nhô ra phải được uốn tròn. Cho phép thân mẫu có một hoặc một số gân cứng ở mặt ngoài. Mặt trong không được có gân cứng.

2.3. Kích thước, hình dáng, góc nghiêng của lưỡi trai hay phần phía trước của vành mũ không được hạn chế thị trường quá 8%.

2.4. Giá giữ đèn phải giữ chặt đèn, vị trí và kiểu kết cấu của nó phải đảm bảo trục quang học của đèn trùng với tâm thị trường.

2.5. Tấm choàng chắn nước (đối với loại mũ có gắn tấm choàng) phải có kích thước, kết cấu thích hợp che được cổ, vai khỏi ướt và tháo lắp được.

2.6. Mũ có gắn thêm các cơ cấu phụ giữ các phương tiện bảo vệ cá nhân khác phải tháo lắp được.

2.7. Bộ phận bên trong phải tháo lắp được và có cơ cấu cố định quai mũ.

2.8. Khe hở quanh cầu mũ không nhỏ hơn 5mm và lớn hơn 20mm.

2.9. Mầu của thân mũ phải phù hợp với màu sắc an toàn.

2.10. Mặt ngoài của thân mũ phải nhẵn, không có kẽ nứt.

2.11. Khối lượng của mũ không được lớn hơn 450g.

2.12. Mũ phải chịu được tải trọng va đập thẳng đứng với năng lượng là 5,5KG.m.

2.13. Khoảng không gian an toàn không được nhỏ hơn 25 mm

2.14. Mũ phải làm giảm tối thiểu được 75% năng lượng va đập.

2.15. Mũ phải bảo vệ đầu tránh được va đập mặt bên với năng lượng 2KG.m.

2.16. Mũ phải bảo vệ được đầu khi bị các vật nhọn đâm xuyên

2.17. Thân mũ không được tạo tia lửa khi có sự va chạm không được có các chi tiết dẫn điện xuyên qua và phải chịu được thử nghiệm độ bền điện.

2.18. Thân mũ phải có độ biến dạng nhỏ và phải chịu được thử nghiệm độ bền với tải trọng tĩnh.

2.19. Thân mũ phải giữ được tính chất bảo vệ trong suốt thời gian sử dụng ở khoảng nhiệt độ từ 50C đến 400C và phải chịu được thử nghiệm độ bền lạnh và độ bền nhiệt.

2.20. Thân mũ phải được làm bằng vật liệu có tốc độ cháy không vượt quá 50mm/phút, khi cháy không tạo thành giọt và bắn tung tóe.

2.21. Thân mũ phải được làm bằng vật liệu có độ hút nước không quá 1,2 ¸ 3%.

2.22. Các bộ phận bên trong phải được làm bằng vật liệu có độ bền cao, mềm mại và ít thấm nước (polietilen, dải vải bằng sợi xe …).

2.23. Thân mũ phải bền với tác dụng của xăng dầu, mỡ, dầu khoáng, các chất điện phân (axit, kiềm ….), nước nóng và các dung dịch sát trùng.

2.24. Mũ phải được làm bằng các vật liệu không độc, không bị phân hủy thành các chất độc khi chịu tác dụng của hơi nước, mồ hôi và các dung dịch sát trùng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2603:1978 về Mũ bảo hộ lao động cho công nhân mỏ hầm lò do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN2603:1978
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 30/12/1978
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản