Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
YÊU CẦU AN TOÀN TRONG KHAI THÁC HẦM LÒ MỎ QUẶNG VÀ PHI QUẶNG - PHẦN 2: CÔNG TÁC VẬN TẢI MỎ
Safety requirements on underground mine of ore and non-ore exploitation - Part 2: Transport of mine
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn của công tác vận tải mỏ trong khai thác hầm lò, mỏ quặng và phi quặng.
2.1. Khi khoảng cách từ sân ga giếng hoặc bắt đầu từ vị trí vào hầm lò (đối với đường lò bằng) tới vị trí làm việc lớn hơn 1 km nên vận chuyển người bằng phương tiện cơ giới.
2.2. Vận chuyển người bằng phương tiện cơ giới cần sử dụng các toa xe chuyên dùng có ghế ngồi, sàn lát gỗ và khung mái bằng thép.
Khi chở người bằng tàu điện cần vẹt, các toa xe phải có kết cấu vững chắc trên đường ray.
Ở trong mỏ hầm lò, nếu chỗ làm việc phân tán có vận chuyển bằng tàu điện ắc quy, cho phép vận chuyển người trên những chuyến tàu điện riêng, bao gồm toa xe thông thường không tự lật, ghế ngồi có thể tháo gỡ được.
2.3. Khi chuyển người bằng phương tiện cơ giới, tốc độ không được vượt quá 3 m/s.
2.4. Tất cả các vị trí để cho người lên và xuống toa xe chở người phải được chiếu sáng theo quy định. Không cho phép người đi vào, đi ra khỏi toa xe cũng như thò đầu, tay ra khỏi toa xe khi đoàn xe chở người đang di chuyển.
2.5 Tàu chở người trước khi khởi hành phải được kiểm tra tình trạng đoàn tàu, các thiết bị an toàn và đã nhận thông báo là an toàn.
Không được:
a) Chở người cùng với vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc và chất làm nguy hại đến sức khỏe của người;
b) Mắc toa goòng chở vật liệu vào toa chở người;
c) Vận chuyển những vật cồng kềnh trong thời gian đang chở người;
d) Sử dụng phương tiện cầm tay để hãm hoặc khống chế chuyển động của đoàn tàu;
e) Móc và tháo móc khi đoàn goòng đang chạy.
2.6. Khi đoàn tàu vận chuyển vật liệu có tải cũng như không có tải, không cho phép người ngồi trên đoàn tàu. Nếu cần có người đi áp tải đoàn tàu, cho phép trên đoàn tàu có một chỗ ngồi riêng hoặc là cuối đoàn tàu có một toa có ghế ngồi có thể tháo rời được.
2.7. Khi đẩy tàu bằng tay, phía trước tàu phải có đèn báo.
2.8. Nếu đường ray có độ dốc mà tàu có thể tự chạy được thì phải trang bị phanh cho toa goòng, số lượng toa goòng được trang bị phanh xác định theo tính toán.
2.9. Khoảng cách giữa các toa khi đẩy thủ công không nhỏ hơn 10 m ở đường có độ dốc 0,005 và không nhỏ hơn 30 m ở cung đường có độ dốc lớn hơn.
2.11. Để tổ chức bốc cặm goòng khỏi đường ray phải sử dụng kích. Khi tiến hành công việc này phải chèn hãm goòng tránh cho goòng chuyển động.
2.12. Goòng cần phải có tăm bông nhô ra ở cả hai phía với độ dài không nhỏ hơn 100 mm.
2.13. Khi vận chuyển cả đoàn goòng cần phải móc nối bằng các móc không tự tháo được.
2.14. Trong lò có vận chuyển bằng cáp thì phải bố trí thiết bị tín hiệu dọc theo lò để truyền tín hiệu về cho người điều khiển. Cứ 20 m đặt một nút tín hiệu.
2.15. Cho phép áp dụng vận chuyển cáp tời có điều khiển từ xa.
3.1. Cho phép vận chuyển bằng tàu điện cần vẹt:
a) Trong tất cả các đường lò bằng không có khí và bụi nổ;
b) Trong lò vận chuyển chính có luồng gió sạch đi qua ở các mỏ hạng I, II về khí cháy và bụi nổ (trường hợp này phải được phép của giám đốc cấp trên trực tiếp).
Trong tất cả các lò còn lại của mỏ phải áp dụng vận chuyển bằng tàu điện ắc quy.
3.2. Khi khai thác các mỏ quặng có nguy hiểm về phụt khí, cho phép sử dụng tàu điện cần vẹt trong các đường lò có luồng gió s
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BCT về an toàn trong khai thác than hầm lò do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2603:1987 về Mũ bảo hộ lao động cho công nhân mỏ hầm lò do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2603:1978 về Mũ bảo hộ lao động cho công nhân mỏ hầm lò do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6780-3:2009 về Yêu cầu an toàn trong khai thác hầm lò mỏ quặng và phi quặng - Phần 3: Công tác thông gió và kiểm tra khí mỏ
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6780-4:2009 về Yêu cầu an toàn trong khai thác hầm lò mỏ quặng và phi quặng - Phần 4: Công tác cung cấp điện
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12865:2020 về Máy và thiết bị khai thác và gia công đá tự nhiên - An toàn - Yêu cầu đối với máy hoàn thiện bề mặt
- 1Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BCT về an toàn trong khai thác than hầm lò do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2603:1987 về Mũ bảo hộ lao động cho công nhân mỏ hầm lò do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2603:1978 về Mũ bảo hộ lao động cho công nhân mỏ hầm lò do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6780-3:2009 về Yêu cầu an toàn trong khai thác hầm lò mỏ quặng và phi quặng - Phần 3: Công tác thông gió và kiểm tra khí mỏ
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6780-4:2009 về Yêu cầu an toàn trong khai thác hầm lò mỏ quặng và phi quặng - Phần 4: Công tác cung cấp điện
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12865:2020 về Máy và thiết bị khai thác và gia công đá tự nhiên - An toàn - Yêu cầu đối với máy hoàn thiện bề mặt
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6780-2:2009 về Yêu cầu an toàn trong khai thác hầm lò mỏ quặng và phi quặng - Phần 2: Công tác vận tải mỏ
- Số hiệu: TCVN6780-2:2009
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2009
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra