- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8243-2 (ISO 3951-2 : 2006) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng - Phần 2: Quy định chung đối với phương án lấy mẫu một lần xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô có các đặc trưng chất lượng độc lập
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8243-1:2009 (ISO 3951-1 : 2005) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng - Phần 1: Quy định đối với phương án lấy mẫu một lần xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô đối với một đặc trưng chất lượng và một AQL
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 2602-87
KIỂM TRA THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG
KIỂM TRA NGHIỆM THU ĐỊNH LƯỢNG
KHI THÔNG SỐ KIỂM TRA CÓ PHÂN BỐ CHUẨN
Statistical control of quiality
Acceptance inspection by variables
Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 2602-78.
Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 1672-79 và ISO 3951-81.
Tiêu chuẩn này quy định cách lập và sử dụng các phương án kiểm tra định lượng chủ yếu dùng để kiểm tra nghiệm thu các lô liên tiếp nhưng có thể dùng để kiểm tra nghiệm thu các lô riêng lẻ.
1. Nguyên tắc chung
1.1. Điều kiện áp dụng tiêu chuẩn
Để áp dụng tiêu chuẩn cần bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Các lô liên tiếp đưa kiểm tra phải do cùng một nơi sản xuất trong điều kiện như nhau. Nếu đo nhiều nơi sản xuất, phải áp dụng tiêu chuẩn riêng cho từng nơi;
b) Thông số kiểm tra đo trên thang đo liên tục có phân bố chuẩn bị hay xấp xỉ chuẩn.
c) Sản xuất phải ổn định.
d) Thông số kiểm tra có giới hạn cho phép (trên hay/và dưới) quy định trong các văn bản pháp quy kỹ thuật. Khi sử dụng các phương án của tiêu chuẩn để kiểm tra các lô riêng lẻ, cần tham khảo các đường hiệu quả để chọn phương án thích hợp thỏa mãn yêu cầu của người giao và người nhận (xem 2.5)
1.2. Để lập phương án kiểm tra cần xác định:
a) Cỡ lô hay khoảng cỡ lô
b) Bậc kiểm tra
c) Mức khuyết tật chấp nhận
d) Phương pháp kiểm tra
e) Chế độ kiểm tra
Chú thích: Các thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩn này phù hợp với TCVN 3691-81, riêng các thuật ngữ liên quan tới “mức chất lượng” được thay bằng “mức khuyết tật” nhằm tránh hiểu lầm cho người sử dụng và phù hợp với cách dùng các tiêu chuẩn HĐTTKT ban hành trong thời gian gần đây.
Các ví dụ minh họa cách lập và sử dụng phương án trình bày trong phụ lục.
1.3. Bậc kiểm tra
Tiêu chuẩn này quy định năm bậc kiểm tra (ba bậc thông dụng I, II, III và hai bậc đặc biệt S.3 và S.4) cho phép xác định cỡ mẫu khác nhau xuất phát từ một cỡ lô.
Các bậc kiểm tra thông dụng I, II, III được áp dụng phổ biến nhất. Bậc kiểm tra III được áp dụng khi việc nhận nhằm những lô có mức khuyết tật cao hơn quy định sẽ gây tổn thất lớn hay khi chi phí kiểm tra không đáng kể. Bậc kiểm tra I được áp dụng khi việc nhận những lô có mức khuyết tật cao hơn quy định không gây ra tổn thất lớn. Khi không có những quy định gì thêm thì áp dụng bậc kiểm tra II
Các bậc kiểm tra đặc biệt S.3 và S.4 được áp dụng nếu đòi hỏi phải lấy cỡ mẫu nhỏ (ví dụ khi kiểm tra phá hủy) hay khi không đòi hỏi mức độ nghiêm ngặt cao.
1.4. Mức khuyết tật chấp nhận AQL
Mức khuyết tật chấp nhận trong trường hợp kiểm tra các lô liên tiếp là tỉ lệ phần trăm sản phẩm có khuyết tật tối đa có thể được coi là thỏa mãn như mức khuyết tật trung bình của sản xuất. Với phương án lấy mẫu đã cho, mức khuyết tật này tương ứng với sác xuất chấp nhận cao.
AQL đảm bảo thỏa mãn yêu cầu của người sử dụng về mặt trung bình nhưng không bảo đảm được điều này cho mỗi lô riêng rẽ. Khi thông số kiểm tra có hai giới hạn cho phép: trên và dưới (giới hạn hai phía) có thể quy định mức khuyết tật chấp nhận riêng cho từng giới hạn – ký hiệu tương ứng là AQLt AQLd – hoặc có thể quy định bởi một mức khuyết tật chấp nhận tổng cộng chung cho cả hai phía. Hai cách quy định trên tương ứng được gọi là “giới hạn hai phía riêng biệt” và “giới hạn hai phía kết hợp”
Trong tiêu chuẩn chỉ quy định cách lập phương án theo các giá trị AQL ưu tiên: 0,04; 0,05.. Với những giá trị AQL khác, cần quy về các giá trị ưu tiên trên theo bảng 1.
1.5. Phương pháp kiểm tra
Tùy theo độ lệch tiêu chuẩn “d” của lô đã biết hay được ước lượng bằng độ lệch tiêu chuẩn s hoặc độ rộng trung bình mẫu R mà sử dụng phương pháp “d” “ps” hay “R”. Phương pháp “d” là kinh tế nhất, nhưng đòi hỏi phải biết dựa vào thông tin quá khứ. Phương pháp “R” đơn giản hơn khi tính toán nhưng đòi hỏi cỡ mẫu lớn hơn. Phương pháp “s” có tính ưu việt hơn phương pháp “R” về cỡ mẫu nhưng tính toán phức tạp hơn.
Khi bắt đầu kiểm tra cần sử dụng phương pháp “s” hay “R”, nhưng nếu chất lượng sản phẩm là tốt và ổn định thì có thể chuyển sang phương pháp “d” (xem 2.4).
1.6. Chế độ kiểm tra
Tùy theo kết quả ở những lô trước, có thể áp dụng một trong ba chế độ kiểm tra:
a) Thường
b) Ngặt
c) Giảm
Kiểm tra ngặt có cùng cỡ mẫu như kiểm tra thường nhưng giá trị AQL nhỏ hơn. Kiểm tra giảm đòi hỏi cỡ mẫu nhỏ hơn so với kiểm tra thường.
Khi bắt đầu kiểm tra, nếu không có ý kiến gì khác của cơ quan có thẩm quyền thì áp dụng chế độ kiểm tra thường. Chế độ kiểm tra thường được tiếp tục áp dụng cho tới khi phải chuyển sang chế độ kiểm tra ngặt hay giảm theo các quy định trong điều 1.6.1 hay 1.6.3.
1.6.1. Kiểm tra thường được chuyển sang kiểm tra ngặt khi hai trong
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7781:2008 (ISO/TR 10017 : 2003) về Hướng dẫn sử dụng kỹ thuật thống kê trong TCVN ISO 9001:2000
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4442:1987 về Kiểm tra thống kê chất lượng - Kiểm tra nghiệm thu định tính với số chất lượng bằng không do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4443:1987 (ST SEV 1693 - 79) về Kiểm tra thống kê chất lượng - Kiểm tra nghiệm thu định tính liên tiếp
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4444:1987 (ST SEV 293 - 76) về Kiểm tra thống kê chất lượng - Kiểm tra nghiệm thu định tính liên tục
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4445:1987 về Kiểm tra thống kê chất lượng - Kiểm tra nghiệm thu định tính lô cỡ nhỏ
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7781:2008 (ISO/TR 10017 : 2003) về Hướng dẫn sử dụng kỹ thuật thống kê trong TCVN ISO 9001:2000
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4442:1987 về Kiểm tra thống kê chất lượng - Kiểm tra nghiệm thu định tính với số chất lượng bằng không do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4443:1987 (ST SEV 1693 - 79) về Kiểm tra thống kê chất lượng - Kiểm tra nghiệm thu định tính liên tiếp
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4444:1987 (ST SEV 293 - 76) về Kiểm tra thống kê chất lượng - Kiểm tra nghiệm thu định tính liên tục
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4445:1987 về Kiểm tra thống kê chất lượng - Kiểm tra nghiệm thu định tính lô cỡ nhỏ
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8243-2 (ISO 3951-2 : 2006) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng - Phần 2: Quy định chung đối với phương án lấy mẫu một lần xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô có các đặc trưng chất lượng độc lập
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8243-1:2009 (ISO 3951-1 : 2005) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng - Phần 1: Quy định đối với phương án lấy mẫu một lần xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô đối với một đặc trưng chất lượng và một AQL
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2602:1987 (ST SEV 1672-79, ISO 3951-81) về kiểm tra thống kê chất lượng - Kiểm tra nghiệm thu định lượng khi thông số kiểm tra có phân bố chuẩn
- Số hiệu: TCVN2602:1987
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/07/1988
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực