Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 226 - 66

HỆ THỒNG QUẢN LÝ BẢN VẼ

BẢN VẼ SỬA CHỮA CỦA SẢN PHẨM SẢN XUẤT CHÍNH

Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc lập bản vẽ sửa chữa của sản phẩm sản xuất chính trong ngành chế tạo máy.

I. CHỈ DẪN CHUNG

1. Bản vẽ sửa chữa được lập ra trong các trường hợp, khi việc sửa chữa sản phẩm bằng cách dùng những chi tiết mới để thay thế những chi tiết hư mòn (trên cơ sở lắp lẫn) là không thực hiện được về mặt kỹ thuật hay không hợp lý về mặt kinh tế.

2. Bản vẽ sửa chữa là:

a) bản vẽ dùng để sửa chữa chi tiết;

b) bản vẽ dùng để sửa chữa nhóm và bộ phận;

c) bản vẽ những chi tiết được chế tạo lại có ghi kích thước sửa chữa.

Chú thích:

1. Kích thước sửa chữa là kích thước được xác định cho chi tiết cần sửa chữa hay để chế tạo lại chi tiết thay thế cho chi tiết hư mòn.

2. Kích thước sửa chữa của chi tiết được phân ra:

- Kích thước sửa chữa tuyệt đối là kích thước sửa chữa lần cuối của chi tiết, khác với kích thước tương ứng trên bản vẽ nguyên về trị số danh nghĩa nhưng có khoảng dung sai giới hạn bảo đảm cho các chi tiết lắp ráp với nhau (của sản phẩm được sửa chữa) đạt được kiểu lắp ghép như đã ghi trên bản vẽ nguyên. Kích thước này được xác định ra cho một lần sửa chữa nhất định.

- Kích thước sửa chữa điều chỉnh là kích thước sửa chữa của chi tiết có kể đến lượng dư để điều chỉnh tại chỗ khi sửa chữa các nhóm hay bộ phận.

3. Khi lập bản vẽ sửa chữa cho chi tiết, trước hết cần bảo đảm tính lắp lẫn của chi tiết và nhóm, nghĩa là khôi phục lại các kích thước ban đầu của chi tiết.

Trong trường hợp riêng biệt, vì những lý do kỹ thuật hay kinh tế, cho phép chế tạo chi tiết theo kích thước sửa chữa tuyệt đối hay điều chỉnh.

4. Bản vẽ sửa chữa được lập ra trên cơ sở:

a) bản vẽ chế tạo đã được duyệt dùng để chế tạo sản phẩm cùng với những điều kiện kỹ thuật kèm theo;

b) sự phân tích dung sai của kiểu lắp (đối với sản xuất hàng loạt và đồng loạt);

c) bản kê những khuyết điểm và những hư hỏng điển hình hay độ mòn của các chi tiết theo thời hạn làm việc, xác định được bằng cách nghiên cứu những số liệu thu lượm được trong quá trình sử dụng sản phẩm;

d) phương pháp sửa chữa đã được kiểm tra trong thực tế.

5. Bản vẽ sửa chữa dùng cho tất cả các dạng sửa chữa hay dùng để chế tạo chi tiết mới theo kích thước sửa chữa được phân biệt bằng chữ "SC" ghi trên bản vẽ.

6. Bản vẽ sửa chữa và các điều kiện kỹ thuật dùng cho việc sửa chữa sản phẩm, được lập ra theo yêu cầu của khách hàng và cả những sửa đổi về các tài liệu này, phải được sự thỏa thuận của khách hàng.

II. LẬP BẢN VẼ SỬA CHỮA

7. Bản vẽ sửa chữa phải lập theo các yêu cầu đã quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành về cách lập bản vẽ đồng thời phải theo những điều quy định trong tiêu chuẩn này.

8. Trên bản vẽ lắp sửa chữa của bộ phận và nhóm phải chỉ dẫn các kích thước, độ hở và các số liệu khác cần kiểm tra khi sửa chữa và lắp ráp.

9. Đối với những chi tiết được lắp ghép bằng đinh tán hay hàn, khi sửa chữa không cần phải tháo rời khỏi nhóm hay bộ phận, thì không cần phải lập bản vẽ riêng. Những chi tiết này được vẽ ngay trên bản vẽ của nhóm (bộ phận) tương ứng và khi cần thiết, có thể vẽ thêm các hình chiếu, phần tử vẽ tách rời để giải thích rõ sự sửa chữa của chi tiết.

10. Trên bản vẽ sửa chữa chỉ cần vẽ những hình chiếu, hình cắt nào có ghi các kích thước, khoảng dung sai và ký hiệu độ nhẵn bề mặt cần thiết để sửa chữa chi tiết (nhóm).

11. Trên bản vẽ sửa chữa của chi tiết (nhóm), những chỗ cần sửa chữa phải vẽ bằng nét liền đậm.

12. Nếu sau khi sửa chữa chi tiết bị thay đổi hình dáng thì hình dáng mới của chi tiết phải vẽ bằng nét liền đậm còn hình

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 226:1966 về Hệ thống quản lý bản vẽ - Bản vẽ sửa chữa của sản phẩm sản xuất chính do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN226:1966
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1966
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản