SƠN – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ PHỦ
Paints – Method for the determination of hiding power
Lời nói đầu
TCVN 2095 - 1993 thay thế TCVN 2095-77
TCVN 2095 - 1993 do Công ty sơn, mực in tổng hợp Hà Nội, Bộ công nghiệp nặng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
SƠN – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ PHỦ
Paints – Method for the determination of hiding power
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại sơn và quy định các phương pháp xác định độ phủ.
Phương pháp sử dụng ô bàn cờ đen trắng.
Phương pháp xác định trên tấm kính.
Độ phủ của một loại sơn, tính bằng g/m2, là khối lượng sơn cần thiết tính bằng g khi phủ đều trên nền mầu đen trắng có diện tích 1 m2 sẽ che phủ hết hay làm mất tính nghịch đổi mầu đen trắng của nền đó.
Để tránh các sai số lớn giữa các phòng thí nghiệm khác nhau tiêu chuẩn này quy định khối lượng sơn được cân khi màng sơn đã đạt độ khô cấp 1 và xác định điểm phủ hết nền của sơn khi vừa gia công xong.
Tấm kính 1, có chiều dầy 1,5 – 2 mm, rộng 90 mm và dài 120 mm
Tấm bàn cờ (xem hình 1) gồm mảnh giấy in typô có kích thước 90 x 120 mm được in thành các ô đen trắng xen kẽ như bàn cờ. Kích thước mỗi ô là 30 x 30 mm. Mảnh giấy này được dán lên một tấm thủy tinh có kích thước 90 x 120 mm. Hệ số chiếu sáng của các ô trắng phải nằm trong khoảng 0,80 – 0,85 và các ô đen không quá 0,05 so với hệ số chuẩn 1.
Tấm kính 2 không mầu, kích thước 100 x 300 mm, dầy khoảng 2 – 2,5 mm, một mặt được sơn ba vạch đen trắng – đen (xem hình 2) với độ dài là 250 mm, rộng 15 mm. Sơn các vạch này đều làm từ sơn gốc dầu, vạch trắng từ bột kẽm oxit và vạch đen từ muội than đen.
Cân phân tích có độ chính xác đến 0,001 g
Chổi lông mềm hoặc máy phun sơn để sơn được những lớp sơn có chiều dầy không quá 20 mm lên tấm kính.
3.1 Xác định độ phủ bằng ô bàn cờ đen trắng.
3.1.1 Cân tấm kính 1 với sai số không quá 0,002g và quét (hoặc phun) lên tấm kính này một lớp sơn cần kiểm tra.
3.1.2 Quan sát ở ánh sáng thường, qua tấm kính xem có thấy được các ô vuông đen, trắng của ô bàn cờ nằm ở mặt kia của tấm kính mẫu.
Nếu vẫn thấy các ô vuông thì quét các lớp sơn tiếp theo cho đến khi quan sát thấy mất hẳn các ranh giới giữa các ô đen trắng.
3.1.3 Để tấm kính mẫu đã sơn khô đến độ khô cấp 1 thì cân tấm kính mẫu này trên cân phân tích với sai số không quá 0,002g.
Chú thích: Các điều kiện cần để gia công sơn, điều kiện khô hoặc sấy, thời gian để khô phải được thực hiện theo các tài liệu kỹ thuật áp dụng riêng cho từng chủng loại sơn cần thử.
3.1.4 Tính kết quả
Độ phủ của sơn (D) được tính bằng g/m2 theo công thức:
D =
Trong đó:
mo-Khối lượng của tấm kính khi chưa được quét sơn, tính bằng g.
m1 – Khối lượng của tấm kính khi màng sơn đạt độ khô cấp 1, tính bằng g;
S – Diện tích tấm kính 1 đã được phủ sơn, tính bằng mm2.
3.2 Xác định độ phủ trên tấm kính sơn ba vạch đen trắng.
Dùng chổi lông quét sơn cần thử lên tấm kính 2 đã được cân trước với độ chính xác 0,002g có vạch sơn đen – trắng.
Quét sơn thành một diện tích có kích thước 100 x 250 mm và chừa lại diện tích 50 x 100 mm để cầm tấm kính khi thử.
Cầm
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 283:2002 về sơn tín hiệu giao thông sơn vạch đường hệ dung môi - Yêu cầu kỹ thuật - Phương pháp thử
- 2Tiêu chuẩn ngành 22TCN 284:2002 về sơn tín hiệu giao thông - Sơn vạch đường hệ nước - Yêu cầu kỹ thuật - Phương pháp thử
- 3Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 300:2002 về sơn phủ bảo vệ kim loại - Phương pháp thử trong điều kiện tự nhiên
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5670:1992 (ISO 1514 – 1974)
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9276:2012 về Sơn phủ bảo vệ kết cấu thép – Hướng dẫn kiểm tra, giám sát chất lượng quá trình thi công
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8791:2011 về Sơn tín hiệu giao thông – Vật liệu kẻ đường phản quang nhiệt dẻo – Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, thi công và nghiệm thu
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2100:1993 về Sơn - Phương pháp xác định độ bền va đập của màng
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9277:2012 (ISO 11507 : 2012) về Sơn và vecni – Phương pháp thử thời tiết nhân tạo – Thử nghiệm dưới đèn huỳnh quang tử ngoại và nước
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2097:1993 về Sơn - Phương pháp cắt xác định độ bám dính của màng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12574:2018 về Sơn phủ bảo vệ kết cấu bê tông - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
- 1Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 283:2002 về sơn tín hiệu giao thông sơn vạch đường hệ dung môi - Yêu cầu kỹ thuật - Phương pháp thử
- 2Tiêu chuẩn ngành 22TCN 284:2002 về sơn tín hiệu giao thông - Sơn vạch đường hệ nước - Yêu cầu kỹ thuật - Phương pháp thử
- 3Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 300:2002 về sơn phủ bảo vệ kim loại - Phương pháp thử trong điều kiện tự nhiên
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5670:1992 (ISO 1514 – 1974)
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9276:2012 về Sơn phủ bảo vệ kết cấu thép – Hướng dẫn kiểm tra, giám sát chất lượng quá trình thi công
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8791:2011 về Sơn tín hiệu giao thông – Vật liệu kẻ đường phản quang nhiệt dẻo – Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, thi công và nghiệm thu
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2100:1993 về Sơn - Phương pháp xác định độ bền va đập của màng
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9277:2012 (ISO 11507 : 2012) về Sơn và vecni – Phương pháp thử thời tiết nhân tạo – Thử nghiệm dưới đèn huỳnh quang tử ngoại và nước
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2097:1993 về Sơn - Phương pháp cắt xác định độ bám dính của màng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12574:2018 về Sơn phủ bảo vệ kết cấu bê tông - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2095:1993 về Sơn - Phương pháp xác định độ phủ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN2095:1993
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1993
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực