Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22 TCN 300 - 02

SƠN PHỦ BẢO VỆ KIM LOẠI

PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

1.1. Tiêu chuẩn này đưa ra quy trình đánh giá độ bền của một lớp phủ hoặc hệ các lớp phủ bảo vệ kết cấu thép bằng cách phơi mẫu trong điều kiện tự nhiên theo một hướng quy định tại một hay nhiều địa điểm chọn trước.

1.2. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng để so sánh độ bền khí hậu của hai hay nhiều lớp phủ hoặc các hệ lớp phủ khác nhau trong cùng một điều kiện đánh giá kiểm tra.

1.3. Tiêu chuẩn này đưa ra các chỉ dẫn thực hiện quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng bảo vệ của lớp phủ hoặc hệ lớp phủ trong điều kiện tự nhiên, thông qua việc đánh giá các tính chất trang trí và tính chất bảo vệ của lớp phủ dưới tác động của điều kiện khí hậu

1.4. Các loại sơn bảo vệ kết cấu thép trong ngành Giao thông cần phải thông qua quá trình thử nghiệm theo tiêu chuẩn này.

2. CÁC TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN

- ISO.2810 “Paints and varniches – Notes for guidance on the conduct of natural weathering tests”

- AS.1580.481.0-1991- “Coatings – guide to assessing paint systems exposed to weathering conditions”

- AS 1580.457.1-1988- “Resistance to natural weathering”

- ГOCT 6992-68-

3. THUẬT NGỮ

3.1. Sự phồng rộp – Sự tách một phần lớp phủ chưa bị phá hủy khởi nền do tác động của ẩm và sự thấm ẩm dưới lớp phủ.

3.2. Sự phấn hóa – Sự có mặt bột phấn có thể loại bỏ trên bề mặt lớp phủ do sự phá hủy màng sơn. Nếu mức độ phấn hóa cao do tác động của khí quyển có thể có hiện tượng bào mòn lớp phủ làm màng sơn bị mòn đi.

3.3. Sự rạn nứt – Sự đứt gãy bề mặt màng sơn nhưng không làm lộ bề mặt lớp sơn phía dưới hay bề mặt chất nền. Sự rạn nứt có thể phân ra làm 4 loại:

a. Dạng không đều: Vết rạn nứt trên bề mặt màng sơn không theo một dạng nhất định

b. Dạng đường thẳng: Vết rạn nứt trên bề mặt màng sơn, nhìn chung thành những đường thẳng gần song song với nhau (in theo vết chổi quét).

c. Dạng hình chân chim: Vết rạn nứt trên bề mặt màng sơn dưới dạng một loạt 3 chạc tỏa ra từ một điểm tạo ra các góc – 120oC giống hình chân chim.

d. Dạng cá sấu: Vết rạn nứt đan chéo nhau trên bề mặt màng sơn.

3.4. Sự thay đổi màu – Bất cứ một sự thay đổi nào của màng sơn có thể nhận thấy được do kết quả của quá trình phơi mẫu. Không phải do sự phấn hóa hoặc lưu bụi.

3.5. Sự ăn mòn: - Sự phá hủy tấm nền kim loại được phủ bằng một hệ sơn sau khi thử nghiệm trong điều kiện khí quyển hoặc ngâm nhúng. Trong một vài trường hợp, sự ăn mòn có thể nhận thấy dễ dàng do xuất hiện sự phồng rộp hoặc các sản phẩm ăn mòn nhìn thấy được ở bề mặt của mẫu thử (nếu không thì sơ bộ phải cẩn thận tẩy bỏ màng sơn, rồi quan sát). Một vài dạng ăn mòn được xác định theo các phương pháp đánh giá ăn mòn kim loại dưới lớp phủ bảo vệ, nêu trong phụ lục 4.

a. Gỉ - ăn mòn kim loại nhóm sắt – Sự tạo thành các sản phẩm oxy hóa màu nâu hoặc đen trên nền sắt hoặc thép. Quá trình gỉ có thể kèm theo sự chuyển màu của màng sơn sang nâu hoặc đỏ.

b. Ăn mòn kim loại màu – Sự phá hủy nền kim loại như nhôm hoặc kẽm, thể hiện bằng sự tạo bột hoặc tạo rỗ trên nền kim loại và có thể kèm theo sự phồng rộp hoặc tạo vây màng sơn do sinh ra sản phẩm ăn mòn thể tích lớn.

c. Ăn mòn dạng chỉ - Một loại vết như chỉ với độ rộng phổ biến trong khoảng 0,1 đến 0,5 mm xuất hiện dưới màng sơn. Nó xuất hiện trên hầu hết các loại kim loại, nhưng trên thép chỉ xuất hiện trong không khí với độ ẩm tương đối cao (65% đến 95%).

Ghi chú: Ăn mòn dạng hình chỉ đôi khi được gọi là ăn mòn dưới lớp phủ. Có nhiều nguyên nhân gây ra ăn mòn chỉ, n

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 300:2002 về sơn phủ bảo vệ kim loại - Phương pháp thử trong điều kiện tự nhiên

  • Số hiệu: 22TCN300:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/01/2002
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản