Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1266-72

MÁY NÔNG NGHIỆP

NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN GỌI VÀ KÝ HIỆU

Tiêu chuẩn này quy định việc đặt tên gọi và ký hiệu cho những máy nông nghiệp đang chế tạo hoặc sẽ chế tạo ở trong nước.

Những máy đang sử dụng hoặc đã chế tạo xong có thể giữ nguyên tên gọi và ký hiệu từ trước.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Mỗi kiểu máy nông nghiệp phải có tên gọi và ký hiệu xác định phù hợp với những quy định của tiêu chuẩn này.

1.2. Tên gọi và ký hiệu máy nông nghiệp phải ngắn gọn, rõ ràng, không trùng nhau.

2. TÊN GỌI

2.1. Nhóm từ đầu tiên của tên máy phải nói lên nhiệm vụ chính của máy. Ví dụ: máy cày, máy gieo…

Trường hợp máy thực hiện nhiều nhiệm vụ thì nhóm từ đầu tiên phải gồm một số từ ứng với những nhiệm vụ chủ yếu của máy, giữa các từ có gạch nối. Ví dụ: Máy gặt - đập, máy gieo - bón, máy xới - bón…

2.2. Nhóm từ thứ hai của tên máy phải nói lên nhiệm vụ đặc biệt của máy. Ví dụ: cày ruộng nước, máy gieo ngô, máy gặt lúa… Trường hợp máy có cấu tạo đặc biệt, nhóm từ này nói lên đặc điểm cấu tạo chính của máy có ảnh hưởng đến chỉ số nông học. Ví dụ: bừa đĩa, máy gieo ngô ô vuông…

2.3. Nhóm từ thứ ba của tên máy nói lên đặc điểm liên kết với nguồn động lực, nếu đặc điểm đó chưa thể hiện ở nhóm từ đầu tiên, ở đặc điểm cấu tạo của máy. Ví dụ:

Máy gặt đập tự chạy,

Máy gieo ngô ô vuông treo,…

Nhóm từ này còn phản ảnh đặc điểm cấu tạo thứ yếu của máy, nếu cần phân biệt máy này với  máy khác cùng nhiệm vụ. Ví dụ: cày treo ba thân, máy gieo ngô treo sáu hàng…

2.4. Cuối tên máy, nếu cần thì có thể mang tên cơ sở sản xuất, tên người sáng chế hay một đặc điểm lịch sử nào đó.

3. KÝ HIỆU

3.1. Ký hiệu máy nông nghiệp phải phản ảnh được tên gọi, năng suất, hoặc thông số cơ bản về đặc điểm kỹ thuật của máy. Ký hiệu máy gồm những chữ cái in hoa và những chữ số A-rập. Cho phép ký hiệu không có chữ số.

3.2. Chữ cái trong ký hiệu phải trùng với chữ cái đầu của các từ trong tên gọi. Thứ tự các chữ cái phải trùng với thứ tự các từ trong tên gọi, nhưng không nhất thiết phải đầy đủ các chữ cái đầu trong tên gọi.

Số chữ cái liền nhau trong ký hiệu không được quá 4.

3.3. Những chữ số đứng sau chữ cái trong ký hiệu phải nói lên năng suất hoặc thông số cơ bản về đặc điểm kỹ thuật của máy.

Số nhóm chữ số trong ký hiệu không được nhiều hơn 2. Nếu có hai nhóm chữ số thì giữa chúng có gạch nối.

Những số ghi trong ký hiệu cố gắng lấy tròn, cho phép có một số lẻ sau dấu phẩy.

Những số đến hàng chục chỉ năng suất (t/h), bề rộng làm việc (m), thể tích (m3) thì dù là tròn vẫn phải thêm dấu phảy và số 0 ở sau để phân biệt với số hàng, số bộ phận làm việc (số nguyên).

Không ghi đơn vị đo lường trong ký hiệu.

3.4. Giữa phần chữ và phần số trong ký hiệu phải có gạch nối.

3.5. Ở đầu ký hiệu (trước phần chữ) có thể có chữ số chỉ số máy đơn vị trong máy chung.

Ở cuối ký hiệu (sau phần số) có thể có chữ cái in hoa (A, B, C…) chỉ những loạt máy cải tiến.

3.6. Không cho phép hai máy không cùng nhiệm vụ, hoặc cùng nhiệm vụ nhưng khác cấu tạo lại có ký hiệu giống nhau.

3.7. Phải thay đổi ký hiệu khi thay đổi những thông số cơ bản của máy. Nếu chỉ thay đổi những thông số phụ trong cấu tạo của máy thì chỉ cần thêm những chữ cái A, B, C… ở cuối ký hiệu để chỉ các lần cải tiến so với cấu tạo đầu tiên.

3.8. Ký hiệu máy phải ghi trên máy ở chỗ dễ nhìn thấy.

 

PHỤ LỤC

Ví dụ cụ thể một số tên gọi và ký hiệu máy nông nghiệp

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1266:1972 về Máy nông nghiệp - Nguyên tắc đặt tên gọi và ký hiệu do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN1266:1972
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1972
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản