Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Conformity assessment - General requirements for peer assessment of conformity assessment bodies and accreditation bodies
Lời nói đầu
TCVN ISO/IEC 17040 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 17040 : 2005;
TCVN ISO/IEC 17040 : 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Đánh giá đồng đẳng đã được sử dụng trong nhiều năm qua như một phương thức xác định người được chấp nhận vào nhóm ngang bằng hoặc nhóm đồng đẳng cụ thể. Ví dụ, thành viên của một học viện chuyên nghiệp có thể được quyết định bằng cách sử dụng một quá trình do các thành viên hiện có thiết lập, bao gồm việc thiết lập các yêu cầu đối với thành viên và việc đánh giá sự phù hợp của các ứng viên với các yêu cầu đó. Trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các nhóm tổ chức cùng thực hiện một loại công việc, ví dụ thử nghiệm hoặc công nhận, sử dụng việc đánh giá đồng đẳng để đảm bảo rằng công việc của mỗi tổ chức được đánh giá và chứng tỏ có thể được chấp nhận bởi tất cả các tổ chức khác.
Nền kinh tế toàn cầu làm tăng nhu cầu thừa nhận lẫn nhau giữa các tổ chức công nhận và tổ chức đánh giá sự phù hợp. Mỗi nhóm xây dựng một dạng đánh giá đồng đẳng phù hợp với các hoạt động của mình. Khi xem xét các phương pháp do các nhóm khác nhau sử dụng, ngày càng thấy rõ có rất nhiều khía cạnh chung. Việc xây dựng một tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu chung cho một quá trình đánh giá đồng đẳng hiệu quả rất hữu ích trong khi vẫn tạo tính mở cho các nhóm riêng biệt chọn lựa các biện pháp cụ thể thích hợp với lĩnh vực hoạt động riêng của mình.
Tiêu chuẩn này nhằm sử dụng cho các nhóm đồng đẳng tiến hành hoạt động đánh giá sự phù hợp bất kỳ (ví dụ các tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức công nhận). Những nhóm đồng đẳng như vậy được mô tả theo nhiều cách khác nhau và được gọi là nhóm hiệp định trong TCVN 7780 (ISO/IEC Guide 68). Điều đó không nói lên là các nhóm trong các lĩnh vực hoạt động khác không thể sử dụng quá trình đánh giá đồng đẳng này. Tuy nhiên, những nhóm này cần chấp nhận các thỏa thuận thích hợp về tổ chức và quản lý nhằm đưa ra những điều kiện đúng đắn cho quá trình đánh giá đồng đẳng được tiến hành hiệu quả nhất. Nhờ đó, mỗi nhóm có thể đạt được kết quả như mong muốn với tổn hao nguồn lực ít hơn.
Tiêu chuẩn này cũng nhằm nâng cao lòng tin của người sử dụng hoặc phụ thuộc vào kết quả đánh giá sự phù hợp rằng công việc này được tiến hành một cách thành thạo và đúng đắn.
Quá trình đánh giá đồng đẳng tổng quát ở tiêu chuẩn này được minh họa trên Hình 1.
Mô hình thể hiện trên Hình 1 tách rời các khía cạnh của quá trình đánh giá đồng đẳng được đề cập trong tiêu chuẩn này. Bắt đầu với giả định rằng có một tổ chức đăng ký tham gia vào một nhóm hiệp định. Giả sử có một nhóm hiệp định và nhóm này có những tiêu chí hay yêu cầu mà một tổ chức phải đáp ứng khi tham gia. Các khía cạnh này không được nêu trong tiêu chuẩn mà do nhóm hiệp định cụ thể tự quyết định, như quyết định về thành viên của nhóm và mọi yêu cầu xem xét lại đối với quyết định đó. Nội dung của tiêu chuẩn này tập trung vào các bước để sử dụng trong phạm vi quá trình đánh giá đồng đẳng và chỉ đưa ra các yêu cầu không theo quá trình khi thực sự cần thiết. Tiêu chuẩn này có thể sử dụng kết hợp với TCVN 7780 (ISO/IEC Guide 68) và sử dụng cho quá trình đánh giá đồng đẳng được yêu cầu trong các lĩnh vực đánh giá sự phù hợp bắt buộc hoặc tự nguyện.
Bản chất của đánh giá đồng đẳng được xác định theo mục đích của nhóm hiệp định và việc sử dụng mà theo đó kết quả của quá trình đánh giá đồng đẳng sẽ được áp dụng. Mục đích của nhóm hiệp định có thể là một hoặc nhiều trong số sau:
a) sự phù hợp của tổ chức với các yêu cầu quy định;
b) sự tương đồng về kết quả giữa các tổ chức;
c) sự chấp nhận của các tổ chức khác đối với kết quả của một tổ chức để sử dụng trong các hoạt động đánh giá sự phù hợp của mình.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7776:2008 (ISO/IEC GUIDE 28:2004) về đánh giá sự phù hợp - Hướng dẫn về hệ thống chứng nhận sản phẩm của bên thứ ba
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7778:2008 (ISO/IEC GUIDE 53 : 2005) về Đánh giá sự phù hợp - Hướng dẫn sử dụng hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức trong việc chứng nhận sản phẩm
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7779:2008 (ISO/IEC GUIDE 67 : 2004) về Đánh giá sự phù hợp - Nguyên tắc cơ bản trong chứng nhận sản phẩm
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17011:2017 (ISO/IEC 17011:2017) về Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung đối với tổ chức công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC TS 17021-6:2016 (ISO/IEC TS 17021-6:2014) về Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý - Phần 6: Yêu cầu về năng lực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý tính liên tục trong kinh doanh
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001:2000 về hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 19011:2003 về hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc hệ thống quản lý môi trường
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7776:2008 (ISO/IEC GUIDE 28:2004) về đánh giá sự phù hợp - Hướng dẫn về hệ thống chứng nhận sản phẩm của bên thứ ba
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 (ISO/IEC 17025 : 2005) về Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO/IEC 17020:2001 (ISO/IEC 17020 : 1998) về Chuẩn mực chung cho các hoạt động của tổ chức tiến hành giám định do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7778:2008 (ISO/IEC GUIDE 53 : 2005) về Đánh giá sự phù hợp - Hướng dẫn sử dụng hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức trong việc chứng nhận sản phẩm
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7779:2008 (ISO/IEC GUIDE 67 : 2004) về Đánh giá sự phù hợp - Nguyên tắc cơ bản trong chứng nhận sản phẩm
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7780:2008 (ISO/IEC GUIDE 68 : 2002) về Thoả thuận thừa nhận và chấp thuận kết quả đánh giá sự phù hợp
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7457:2004 (ISO/IEC GUIDE 65 : 1996) về Yêu cầu chung đối với các tổ chức điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10002:2007 (ISO 10002:2004) về Hệ thống quản lý chất lượng – Sự thỏa mãn của khách hàng – Hướng dẫn về xử lý khiếu nại trong tổ chức
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17011:2007 (ISO/IEC 17011 : 2004) về Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung đối với cơ quan công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17011:2017 (ISO/IEC 17011:2017) về Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung đối với tổ chức công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17000:2007 (ISO/IEC 17000 : 2004) về Đánh giá sự phù hợp - Từ vựng và các nguyên tắc chung
- 14Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC TS 17021-6:2016 (ISO/IEC TS 17021-6:2014) về Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý - Phần 6: Yêu cầu về năng lực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý tính liên tục trong kinh doanh
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17040:2008 (ISO/IEC 17040 : 2005) về Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung về đánh giá đồng đẳng của tổ chức đánh giá sự phù hợp và tổ chức công nhận
- Số hiệu: TCVNISO/IEC17040:2008
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2008
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra