Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN ISO 50004:2016

ISO 50004:2014

HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG - HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG, DUY TRÌ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG

Energy management systems - Guidance for the implementation, maintenance and improvement of an energy management system

Mục lục

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Yêu cầu đối với hệ thống quản lý năng lượng

Phụ lục A (tham khảo) Các ví dụ về chính sách năng lượng

Phụ lục B (tham khảo) Ví dụ về xem xét năng lượng

Phụ lục C (tham khảo) Ví dụ về kế hoạch hành động

Phụ lục D (tham khảo) Lập kế hoạch đo lường

Phụ lục E (tham khảo) Mối quan hệ giữa các khái niệm chính

Thư mục tài liệu tham khảo

Lời nói đầu

TCVN ISO 50004:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 50004:2014.

TCVN ISO 50004:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn áp dụng các yêu cầu của hệ thống quản lý năng lượng (EnMS) theo TCVN ISO 50001:2012 (ISO 50001:2011) và hướng dẫn tổ chức sử dụng cách tiếp cận hệ thống nhằm cải tiến liên tục việc quản lý năng lượng và hiệu quả năng lượng. Tiêu chuẩn này không mang tính bắt buộc và mỗi tổ chức có thể xác định cách tiếp cận tốt nhất để đáp ứng các yêu cầu của TCVN ISO 50001:2012 (ISO 50001:2011).

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn cho người sử dụng với các mức độ quản lý năng lượng và kinh nghiệm về EnMS khác nhau, bao gồm những trường hợp sau:

- có ít hoặc không có kinh nghiệm về quản lý năng lượng hoặc các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý:

- đang thực hiện các dự án hiệu suất năng lượng nhưng có ít hoặc không có kinh nghiệm về EnMS;

- đang áp dụng EnMS nhưng không nhất thiết theo TCVN ISO 50001:2012 (ISO 50001:2011);

- có kinh nghiệm về TCVN ISO 50001:2012 (ISO 50001:2011) và đang mong muốn có được những ý tưởng hoặc gợi ý thêm cho việc cải tiến.

Quản lý năng lượng sẽ bền vững và có hiệu lực nhất khi được tích hợp với các quá trình kinh doanh tổng thể của tổ chức (ví dụ các hoạt động điều hành, tài chính, chất lượng, bảo trì, nguồn nhân lực, mua sắm, sức khỏe, an toàn và môi trường).

TCVN ISO 50001:2012 (ISO 50001:2011) có thể tích hợp với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác như TCVN ISO 9001, TCVN ISO 14001 và OHSAS 18001. Việc tích hợp có thể có tác động tích cực đến văn hóa kinh doanh, thực hành kinh doanh, việc đưa quản lý năng lượng vào trong thực hành hằng ngày, hiệu quả hoạt động và chi phí vận hành hệ thống quản lý này.

Các ví dụ và phương pháp tiếp cận được nêu trong tiêu chuẩn này với mục đích minh họa, không nhằm diễn tả những khả năng hoặc không nhất thiết phù hợp với mọi tổ chức. Khi áp dụng, duy trì hoặc cải tiến EnMS, điều quan trọng là các tổ chức lựa chọn các phương pháp tiếp cận thích hợp với hoàn cảnh riêng của mình.

Tiêu chuẩn này bao gồm các hộp hỗ trợ thực hành được thiết kế để cung cấp cho người sử dụng các ý tưởng, ví dụ và chiến lược cho việc áp dụng EnMS.

Sự cam kết và tham gia thường xuyên của lãnh đạo cao nhất là cần thiết đối với việc áp dụng, duy trì và cải tiến EnMS có hiệu lực nhằm đạt được những lợi ích về cải tiến hiệu quả năng lượng. Lãnh đạo cao nhất thể hiện cam kết của mình thông qua các hoạt động lãnh đạo và sự tham gia tích cực vào EnMS, bảo đảm việc phân bổ các nguồn lực, bao gồm cả con người để áp dụng và duy trì lâu dài EnMS.

HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG - HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG, DUY TRÌ VÀ CẢI TIẾN

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50004:2016 (ISO 50004:2014) về Hệ thống quản lý năng lượng - Hướng dẫn áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý năng lượng

  • Số hiệu: TCVNISO50004:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản