Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN ISO 50001 : 2012

ISO 50001 : 2011

HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG - CÁC YÊU CẦU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Energy Management Systems - Requirements with Guidance for Use

Lời nói đầu

TCVN ISO 50001:2012 hoàn toàn tương đương với ISO 50001:2011

TCVN ISO 50001:2012 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Mục đích của tiêu chuẩn này là giúp các tổ chức thiết lập các hệ thống và quá trình cần thiết để nâng cao các hệ thống và quá trình cần thiết để nâng cao hiệu quả năng lượng, gồm hiệu suất năng lượng, việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng. Việc áp dụng tiêu chuẩn này nhằm giảm phát thải khí nhà kính và các tác động môi trường khác có liên quan cũng như chi phí năng lượng thông qua quản lý năng lượng một cách hệ thống. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, với quy mô bất kỳ không phân biệt điều kiện địa lý, văn hóa và xã hội. Việc áp dụng thành công phụ thuộc vào cam kết của tất cả các cấp và chức năng trong tổ chức và đặc biệt là cam kết của lãnh đạo cao nhất.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý năng lượng (EnMS), theo đó một tổ chức có thể xây dựng và thực hiện chính sách năng lượng, thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch hành động có tính đến các yêu cầu pháp lý và thông tin liên quan đến việc sử dụng năng lượng đáng kể. Hệ thống quản lý năng lượng cho phép tổ chức đạt được các cam kết về chính sách, thực hiện hành động cần thiết để nâng cao hiệu quả năng lượng của mình và chứng tỏ được sự phù hợp của hệ thống với các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các hoạt động thuộc kiểm soát của tổ chức và việc áp dụng tiêu chuẩn này cũng có thể được thay đổi để phù hợp với các yêu cầu cụ thể của tổ chức, gồm cả sự phức tạp của hệ thống, mức độ văn bản hóa và các nguồn lực.

Tiêu chuẩn này dựa trên khuôn khổ cải tiến liên tục Hoạch định - Thực hiện - Kiểm tra - Hành động (PDCA) và kết hợp quản lý năng lượng vào thực tiễn hàng ngày của tổ chức, như minh họa trong Hình 1.

CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp quản lý năng lượng, phương pháp tiếp cận PDCA có thể được tóm tắt như sau:

Hoạch định: tiến hành xem xét năng lượng và thiết lập đường cơ sở, các chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPls) các mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch hành động cần thiết để mang lại kết quả giúp nâng cao hiệu quả năng lượng phù hợp với chính sách năng lượng của tổ chức;

Thực hiện: thực hiện kế hoạch hành động quản lý năng lượng;

Kiểm tra: theo dõi, đo lường các quá trình và các đặc trưng chính của hoạt động xác định hiệu quả năng lượng theo chính sách, mục tiêu năng lượng và báo cáo kết quả;

Hành động: thực hiện hành động để cải tiến liên tục hiệu quả năng lượng và hệ thống quản lý năng lượng (EnMS).

Việc áp dụng tiêu chuẩn này trên toàn thế giới góp phần sử dụng hiệu quả hơn các nguồn năng lượng sẵn có, nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm phát thải khí nhà kính và tác động môi trường khác có liên quan. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng mà không phân biệt loại năng lượng sử dụng.

Tiêu chuẩn này có thể sử dụng cho chứng nhận, đăng ký và tự công bố hệ thống quản lý năng lượng của tổ chức. Tiêu chuẩn không đặt ra các yêu cầu tuyệt đối về hiệu quả năng lượng ngoài các cam kết trong chính sách năng lượng và nghĩa vụ của tổ chức trong việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý thích hợp và các yêu cầu khác. Do đó, hai tổ chức thực hiện hoạt động tương tự, nhưng có hiệu quả năng lượng khác nhau, đều có thể phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn này dựa trên những yếu tố chung của các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý, đảm bảo mức độ tương thích cao với TCVN ISO 9001 và TCVN ISO 14001.

CHÚ THÍCH: Phụ lục B chỉ ra mối quan hệ giữa tiêu chuẩn này và TCVN ISO 9001:2008, TCVN ISO 14001:2005 và TCVN ISO 22000:2007.

Một tổ chức có thể lựa chọn tích hợp tiêu chuẩn này với những hệ thống quản lý khác, bao gồm những hệ thống l

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50001:2012 về Hệ thống quản lý năng lượng - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng

  • Số hiệu: TCVNISO50001:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản