Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9690:2013

ISO 6000:1981

CẢI BẮP – BẢO QUẢN THOÁNG

Round-headed cabbage – Storage in the open

Lời nói đầu

TCVN 9690:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 6000:1981;

TCVN 9690:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Bảo quản lạnh cải bắp hầu như không được biết đến ở một số nước; mặt khác, việc bảo quản trong nhà kho không có làm lạnh nhân tạo lại được biết đến nhiều hơn, nhưng phần lớn cải bắp thường được bảo quản theo đống (các xilo tạm thời) được xây dựng ngoài trời. Điều này làm cho kỹ thuật bảo quản phụ thuộc nhiều vào các điều kiện địa phương, nhưng cho dù các phương pháp bảo quản đơn giản được biết đến nhiều nhưng vẫn còn mô tả chúng.

 

CẢI BẮP – BẢO QUẢN THOÁNG

Round-headed cabbage – Storage in the open

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn liên quan đến kỹ thuật bảo quản cải bắp (Brassica oleracea var. capitata Linnaeus sv. alba Brassica oleracea var. capitata sv. rubra) ngoài trời, cho chất lượng thích hợp để tiêu thụ hoặc để chế biến công nghiệp.

2. Điều kiện thu hoạch và bảo quản

2.1. Giống

Các phương pháp bảo quản đã nêu áp dụng cho tất cả các giống bắp cải. Sự khác nhau về thời tiết, các điều kiện đất trồng và yếu tố môi trường ở các quốc gia và các vùng trồng thường khác nhau nhiều hơn so với sự khác nhau về giống.

Tuy nhiên, cải bắp giống muộn thường thích hợp để bảo quản hơn; vì vậy cải bắp được trồng trên đất sáng màu hoặc đất bán rắn.

2.2. Thu hoạch

Cải bắp dùng để bảo quản phải có độ lớn thích hợp, bắp cuộn và chắc. Thu hoạch muộn sẽ làm nứt trong quá trình bảo quản.

Cải bắp được thu hoạch từ đất ẩm ướt không thích hợp để bảo quản và do đó phải dừng tưới ít nhất 15 ngày trước khi thu hoạch. Cải bắp phải được thu hoạch trong thời tiết khô, ở nhiệt độ dưới 10 oC. Dải nhiệt độ tối ưu là từ 0 oC đến 5 oC. Cải bắp không được thu hoạch, xử lý hoặc vận chuyển nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 0 oC để tránh hư hỏng do băng giá. Nếu thu hoạch cải bắp trong thời tiết ướt thì phải để khô trước khi bảo quản.

Cuống của bắp phải được cắt trong khoảng 1 cm và 2 cm dưới mức của lá bên ngoài, vết cắt phải sạch và phẳng.

2.3. Chất lượng

Cải bắp dùng để bảo quản phải nguyên vẹn, vẻ về ngoài tươi, không bị hư hỏng, lành lặn và chắc, sạch và đặc biệt không được dính đất và vết nước. Cần loại bỏ cải bắp khi có các dấu hiệu của ký sinh, bị bệnh, có vết thâm rõ hoặc bị hỏng do băng giá.

Trước khi bảo quản, tốt nhất là loại bỏ các lá bên ngoài đã vàng hoặc đã hỏng.

Cải bắp có khối lượng trong khoảng từ 2 kg đến 2,5 kg là thích hợp nhất để bảo quản ngoài trời.

2.4. Đưa vào bảo quản

Cải bắp có độ phát triển thích hợp và phù hợp để bảo quản phải được đưa vào bảo quản càng nhanh càng tốt ngay sau khi thu hoạch. Tuy nhiên, trước khi đưa vào bảo quản, cải bắp phải được làm khô ở nơi thoáng gió tránh băng giá. Trong quá trình làm khô, các lá bên ngoài mất đặc tính dễ gãy và bám chặt vào cải bắp. Cải bắp đã khô ít bị hư hỏng và ít bị nhiễm bệnh. Khoảng thời gian làm khô phải từ 36 h đến 48 h.

Cải bắp nên được bảo quản ở nhiệt độ thấp.

2.5. Phương pháp bảo quản

Đống (mặt cắt của đống cải bắp có hình tam giác) phải được đặt ở nơi có mái che tránh nước hoặc ngưng tụ hơi nước, nếu có thể, cần tính đến hướng gió. Độ sâu, chiều cao, mái

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9690:2013 (ISO 6000:1981) về Cải bắp - Bảo quản thoáng

  • Số hiệu: TCVN9690:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản