TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9110 : 2011
GIỐNG VẬT NUÔI - ĐÁNH SỐ LỢN GIỐNG
Animal breeding - Breeding pigs indentification
Lời nói đầu
TCVN 9110:2011 được chuyển đổi từ 10 TCN 827-2006 thành tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
TCVN 9110:2011 do Viện Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
GIỐNG VẬT NUÔI - ĐÁNH SỐ LỢN GIỐNG
Animal breeding - Breeding pigs indentification
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định ba phương pháp đánh số lợn giống: xăm số, cắt số và thẻ đeo tai.
2. Khái niệm đánh số
Đánh số là công việc dùng để phân biệt từng cá thể giống phục vụ công tác quản lý giống lợn.
3. Phương pháp đánh số
3.1. Phương pháp xăm số
3.1.1. Qui định xăm số
Hai số đầu là năm sinh, tiếp theo là số cá thể. Số cá thể là số thứ tự lợn được sinh ra trong năm.
Các kim xăm của chữ số có chiều cao là 6 mm (tính từ bề mặt của bàn xăm) và nhọn ở phía đầu; chữ số có bề rộng từ 4 mm đến 8 mm và có chiều cao tương ứng từ 8 mm đến 12 mm.
Mực để xăm mã số của gia súc có mầu đen, an toàn thực phẩm và phải dùng loại mực không nhòe, không tẩy xóa được.
3.1.2. Vị trí xăm số
Xăm tai lợn: Xăm tại mặt trước của tai trái, ngay trước tĩnh mạch chính của tai. Nếu giống lợn có tai rũ phải xăm mặt sau của tai trái.
Xăm mình lợn: Xăm tại vai, lưng hoặc mông lợn.
VÍ DỤ: Lợn có số cá thể 589 được xăm tai với mẫu mã số xăm trên da ở mặt ngoài, phía dưới tai của lợn như sau: 0800589. Trong đó, 08 là năm sinh của cá thể (năm 2008); 00589 là số thứ tự cá thể được sinh ra trong năm.
3.2. Phương pháp cắt số tai
3.2.1. Qui định cắt số
Tai phải của lợn (phía tay trái người đọc khi đứng đối diện với con lợn): Mép trên có 3 vị trí cắt tương ứng với các số 1, 3 và 5.
Nhát cắt có giá trị 3 được cắt tại điểm giữa của tai. Nhát có giá trị 1 được cắt tại điểm giữa của giá trị 3 và mép ngoài phía chóp tai. Số nhát cắt: tối đa là 2.
Nhát cắt có giá trị 5 được cắt tại điểm giữa giá trị 3 và phía trong của tai. Giá trị của mép trên tai phải của lợn thuộc hàng nghìn.
Mép tai dưới cắt 3 nhát tương tự như mép trên và giá trị các số thuộc hàng đơn vị.
Nhát cắt chóp tai có giá trị là 20.000.
Tai trái của lợn (phía tay phải của người đọc khi đứng đối diện với con lợn): Thứ tự, giá trị và cách cắt như tai phải của lợn. Giá trị các số của mép trên tai trái của lợn thuộc hàng trăm và mép dưới thuộc hàng chục. Nhát cắt chóp tai có giá trị 10.000.
Tổng số nhát cắt trên 2 tai không quá 14.
3.2.2. Vị trí cắt
Mép trên, dưới của tai và chóp tai lợn.
3.2.3. Cách đọc
Số tai được đọc theo chiều kim đồng hồ từ trái sang phải. Đọc số chóp tai phải rồi đến chóp tai trái. Sau đó đọc các số hàng nghìn mép trên tai phải, hàng trăm mép trên tai trái, hàng chục mép dưới tai trái và hàng đơn vị mép dưới tai phải của lợn. Số là tổng giá trị các nhát cắt trên từng mép tai. Nếu mép tai nào không có nhát cắt thì mặc định coi là số 0 của phần giá trị đó.
Hình 1 - Ví dụ minh họa về cắt số tai lợn
VÍ DỤ 1: Số tai của lợn ở hì
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8283:2009 về giống vật nuôi – Thuật ngữ di truyền và công tác chọn giống
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8922:2011 về Đà điểu giống – Yêu cầu kỹ thuật
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11841:2017 về Quy trình khảo nghiệm, kiểm định môi trường pha loãng và bảo tồn tinh dịch lợn
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11910:2018 về Quy trình giám định, bình tuyển lợn giống
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13474-1:2022 về Quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi - Phần 1: Giống gia cầm
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12469-8:2020 về Gà giống nội - Phần 8: Gà nhiều cựa
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13474-2:2022 về Quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi - Phần 2: Giống tằm
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13562-3:2022 về Lợn giống bản địa - Phần 3: Lợn Lũng Pù
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13562-4:2022 về Lợn giống bản địa - Phần 4: Lợn Vân Pa
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13562-5:2022 về Lợn giống bản địa - Phần 5: Lợn Sóc
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12469-1:2018 về Gà giống nội - Phần 1: Gà Ác
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Quyết định 4064/QĐ-BKHCN năm 2011 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8283:2009 về giống vật nuôi – Thuật ngữ di truyền và công tác chọn giống
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8922:2011 về Đà điểu giống – Yêu cầu kỹ thuật
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11841:2017 về Quy trình khảo nghiệm, kiểm định môi trường pha loãng và bảo tồn tinh dịch lợn
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11910:2018 về Quy trình giám định, bình tuyển lợn giống
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13474-1:2022 về Quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi - Phần 1: Giống gia cầm
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12469-8:2020 về Gà giống nội - Phần 8: Gà nhiều cựa
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13474-2:2022 về Quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi - Phần 2: Giống tằm
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13562-3:2022 về Lợn giống bản địa - Phần 3: Lợn Lũng Pù
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13562-4:2022 về Lợn giống bản địa - Phần 4: Lợn Vân Pa
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13562-5:2022 về Lợn giống bản địa - Phần 5: Lợn Sóc
- 14Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12469-1:2018 về Gà giống nội - Phần 1: Gà Ác
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9110:2011 về Giống vật nuôi - Đánh số lợn giống
- Số hiệu: TCVN9110:2011
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2011
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực