Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8242-3:2018

ISO 4306-3:2016

CẦN TRỤC - TỪ VỰNG - PHẦN 3: CẦN TRỤC THÁP

Cranes - Vocabulary - Part 3: Tower cranes

Lời nói đầu

TCVN 8242:2018 thay thế TCVN 8242:2009.

TCVN 8242-3:2018 hoàn toàn tương đương ISO 4306-3:2016.

TCVN 8242-3:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8242 (ISO 4306), Cần trục - Từ vựng gồm các phần sau:

- TCVN 8242-1:2009 (ISO 4306-1:2007), Phần 1: Quy định chung;

- TCVN 8242-2:2009 (ISO 4306-2:1994), Phần 2: Cần trục tự hành;

- TCVN 8242-3:2018 (ISO 4306-3:2016), Phần 3: Cần trục tháp;

- TCVN 8242-5:2009 (ISO 4306-5:2005), Phần 5: Cầu trục và cổng trục.

 

CẦN TRỤC - TỪ VỰNG - PHẦN 3: CẦN TRỤC THÁP

Crane - Vocabulary - Part 3: Tower crane

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực cần trục.

Tiêu chuẩn này quy định định nghĩa chung về cần trục tháp và thuật ngữ cho mỗi loại cần trục tháp bằng cách sử dụng hình vẽ có đánh số viện dẫn tương ứng các thuật ngữ.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho

- Cần trục tháp có thể tháo và lắp được (theo từng cấu kiện hoặc tự lắp dựng);

- Cần trục tháp lắp đặt tại công trường;

- Cần trục tháp tự hành tự lắp dựng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho

- Cần trục tự hành;

- Cần trục cột buồm, có hoặc không có cần.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

2.1

Cần trục tháp

Cần trục quay kiểu cần, dẫn động máy, có cần được bố trí ở phần đỉnh tháp, tháp gần như thẳng đứng trong trạng thái làm việc.

CHÚ THÍCH: Cần trục tháp được trang bị các phương tiện để nâng và hạ tải trọng treo và để dịch chuyển tải trọng bằng cách thay đổi tầm với, di chuyển xe con mang tải, quay hoặc di chuyển toàn bộ thiết bị. Mỗi cần trục tháp có thể thực hiện một số chuyển động nhưng không nhất thiết phải thực hiện tất cả các chuyển động.

2.1.1

Cần trục tháp được lắp dựng từ các bộ phận

Cần trục tháp (2.1) được vận chuyển đến công trường theo từng bộ phận và được lắp dựng bằng một thiết bị nâng độc lập khác, kết cấu cần trục cho phép cần trục giữ nguyên vị trí đã lắp dựng trong trạng thái không làm việc và có thể được tháo rời để vận chuyển đến công trường khác.

2.1.2

Cần trục tháp tự lắp dựng

Cần trục tháp (2.1) được vận chuyển đến công trường và chủ yếu được lắp dựng mà không cần sử dụng thiết bị nâng khác, kết cấu cần trục cho phép cần trục giữ nguyên vị trí đã lắp dựng trong trạng thái không làm việc và có thể được hạ xuống để vận chuyển đến công trường khác.

2.1.3

Cần trục tháp tự hành tự lắp dựng

Cần trục tự lắp dựng (2.1.2) được lắp trên khung giá tự hành hoặc trên khung giá được kéo theo.

3  Các loại cần trục tháp

Cần trục tháp được phân loại theo:

a) Cách lắp dựng:

- Được lắp dựng từ các bộ phận cấu thành;

- Tự lắp dựng (lắp dựng nhanh mà không sử dụng các thiết bị phụ).

b) Vị trí mâm quay:

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8242-3:2018 (ISO 4306-3:2016) về Cần trục - Từ vựng - Phần 3: Cần trục tháp

  • Số hiệu: TCVN8242-3:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản