Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 8080 : 2009
SỮA ĐẶC - XÁC ĐỊNH ĐỘ AXIT BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ
Condensed milk - Determination of titratable acidity
Lời nói đầu
TCVN 8080 : 2009 và TCVN 8079 : 2009 thay thế TCVN 5448 : 1991;
TCVN 8080 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
SỮA ĐẶC
XÁC ĐỊNH ĐỘ AXIT BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ
Condensed milk - Determination of titratable acidity
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ axit chuẩn độ trong sữa đặc.
Trong tiêu chuẩn này có quy định hai phương pháp xác định sau đây:
- Phương pháp I: Phương pháp Soxhlet - Henkel;
- Phương pháp II: Phương pháp Terner.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6400 (ISO 707), Sữa và các sản phẩm sữa - Hướng dẫn lấy mẫu.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
Độ axit chuẩn độ của sữa đặc (titratable acidity of condensed milk):
Số mililit dung dịch natri hydroxit có nồng độ xác định cần để chuẩn độ một lượng sữa hoàn nguyên tương ứng với 100 g sữa đặc được xác định theo các quy trình quy định trong tiêu chuẩn này.
4. Phương pháp I: Phương pháp Soxhlet - Henkel
4.1. Nguyên tắc
Pha loãng một lượng sữa đặc trong nước và chuẩn độ hỗn hợp thu được bằng dung dịch natri hydroxit 0,25 mol/l, dùng phenolphtalein làm chất chỉ thị và dung dịch coban sunfat để tạo dung dịch màu chuẩn.
Lượng dung dịch natri hydroxit cần thiết phụ thuộc vào lượng chất đệm tự nhiên có trong sản phẩm và chất hiện màu hoặc axit hoặc kiềm được bổ sung.
4.2. Thuốc thử
Chỉ sử dụng các thuốc thử thuộc loại tinh khiết phân tích. Nước được sử dụng phải là nước cất hoặc nước đã loại ion không chứa cacbon dioxit bằng cách đun sôi trong 10 min trước khi sử dụng.
4.2.1. Dung dịch natri hydroxit, c(NaOH) = 0,25 mol/l.
4.2.2. Dung dịch phenolphtalein
Hòa tan 2 g phenolphtalein vào rượu etylic 70 % và cho thêm rượu đến 100 ml.
4.2.3. Dung dịch coban sunfat (CoSO4.7H2O)
Hòa tan 5 g coban sunfat vào nước và thêm nước đến 100 ml. Dung dịch này có thể ổn định được trong vòng 6 tháng.
4.3. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
4.3.1. Cân phân tích, có thể cân được 200 g, có chia vạch 0,01 g.
4.3.2. Bình nón, dung tích 150 ml.
4.3.3. Chai thủy tinh, dung tích 250 ml, có nút đậy bằng nhựa hoặc cao su.
4.3.4. Nồi cách thủy, có thể duy trì nhiệt độ ở 30 oC đến 40 oC và 40 oC đến 60 oC.
4.3.5. Hộp đựng mẫu, có nắp đậy kín.
4.3.6. Thìa hoặc dao trộn.
4.3.7. Buret, bằng thủy tinh đặc biệt để xác định độ axit.
4.3.8. Bi thủy tinh, đường kính 5 mm.
4.4. Lấy mẫu
Tiến hành lấy mẫu theo TCVN 6400 (ISO 707).
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8081:2009 (ISO 6734 : 1989) về Sữa đặc có đường - Xác định hàm lượng chất khô tổng số (Phương pháp chuẩn)
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8109:2009 (ISO 1737 : 2008) về Sữa cô đặc và sữa đặc có đường - Xác định hàm lượng chất béo - Phương pháp khối lượng (Phương pháp chuẩn)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5535:2010 về Sữa đặc có đường - Xác định hàm lượng sacaroza
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5536:2007 (ISO 2911:2004) về Sữa đặc có đường – Xác định hàm lượng sucroza – Phương pháp đo phân cực
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5539:1991 về Sữa đặc có đường - Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6400:1998 (ISO 707 : 1997 (E)) về sữa và sản phẩm sữa – hướng dẫn lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5448:1991 (ST SEV 736 – 77)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8081:2009 (ISO 6734 : 1989) về Sữa đặc có đường - Xác định hàm lượng chất khô tổng số (Phương pháp chuẩn)
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8109:2009 (ISO 1737 : 2008) về Sữa cô đặc và sữa đặc có đường - Xác định hàm lượng chất béo - Phương pháp khối lượng (Phương pháp chuẩn)
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8079:2009 (ISO 6091 : 1980) về Sữa bột - Xác định độ axit bằng phương pháp chuẩn độ (Phương pháp chuẩn)
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5535:2010 về Sữa đặc có đường - Xác định hàm lượng sacaroza
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5536:2007 (ISO 2911:2004) về Sữa đặc có đường – Xác định hàm lượng sucroza – Phương pháp đo phân cực
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5539:1991 về Sữa đặc có đường - Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8080:2009 về Sữa đặc - Xác định độ axit bằng phương pháp chuẩn độ
- Số hiệu: TCVN8080:2009
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2009
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra