Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6825 : 2001

ISO 11734 : 1995

CHẤT LƯỢNG NƯỚC − ĐÁNH GIÁ SỰ PHÂN HUỶ SINH HỌC KỴ KHÍ "HOÀN TOÀN" CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG BÙN PHÂN HUỶ − PHƯƠNG PHÁP ĐO SỰ SINH KHÍ SINH HỌC

Water quality Evaluation of the "ultimete" anaerobic biodegradability of organic compounds in digested sludge Method by measurement of the biogas production

Lời nói đầu

TCVN 6825 : 2001 hoàn toàn tương đương với ISO 11734 : 1995. TCVN 6825 : 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F13 Các phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

CHẤT LƯỢNG NƯỚC − ĐÁNH GIÁ SỰ PHÂN HỦY SINH HỌC KỴ KHÍ "HOÀN TOÀN" CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG BÙN PHÂN HUỶ − PHƯƠNG PHÁP ĐO SỰ SINH KHÍ SINH HỌC

Water quality Evaluation of the "ultimate" anaerobic biodegradability of organic compounds in digested sludge Method by measurement of the biogas production

Cảnh báo Bùn của nước thải có thể chứa sinh vật gây bệnh tiềm tàng. Do đó hết sức chú ý khi làm việc với chúng. Sự phân huỷ bùn của nước thải sẽ sinh khí và có thể gây cháy và có nguy cơ gây nổ. Đặc biệt chú ý khi vận chuyển và bảo quản bùn phân huỷ. Cẩn thận khi làm việc với những chất độc và những chất thử khi chưa biết rõ bản chất của chúng. Chú ý cẩn thận khi làm việc với đồng hồ đo áp suất và các microxylanh để tránh bị thương do kim tiêm. Loại bỏ hết kim tiêm của xylanh bị nhiễm bẩn một cách an toàn.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp sàng lọc để đánh giá sự phân huỷ sinh học các hợp chất hữu cơ ở nồng độ đã cho bởi vi sinh vật kỵ khí. Những điều kiện mô tả trong tiêu chuẩn này không nhất thiết phải tương ứng với các điều kiện tối −u cho mức phân huỷ sinh học tối đa, vì nước thải pha loãng được sử dụng với nồng độ hoá chất thử tương đối cao. Phép thử này cho phép bùn tác dụng với hoá chất trong một khoảng thời gian đến 60 ngày, thời gian này dài hơn thời gian duy trì bình thường (từ 25 ngày đến 30 ngày) trong máy phân huỷ kỵ khí, mặc dù máy phân huỷ dùng ở các khu công nghiệp có thể cần đến thời gian dài hơn.

Phương pháp này áp dụng cho các hợp chất hữu cơ đã biết trước hàm lượng cacbon và chúng:

- hoà tan trong nước;

- ít tan trong nước, với điều kiện là áp dụng phương pháp định lượng chính xác;

- không gây ức chế các vi sinh vật thử ở nồng độ thử đã chọn; ảnh hưởng của ức chế có thể xác định được trong các phép thử riêng rẽ hoặc bằng phép thử ức chế bổ sung.

Đối với các chất bay hơi thì cần kiểm tra đối với từng chất một. Một số chất có thể thử nghiệm được nếu thực hiện rất cẩn thận, thí dụ như trong quá trình thử không giải phóng khí.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 10634:1995 Chất lượng nước − Hướng dẫn chuẩn bị và xử lý các chất hữu cơ khó tan trong nước để đánh giá sự phân huỷ sinh học của chúng trong môi trường nước.

TCVN 6625 : 2000 (ISO 11923) Chất lượng nước − Xác định chất rắn lơ lửng bằng lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6825:2001 (ISO 11734 : 1995) về Chất lượng nước - Đánh giá sự phân hủy sinh học kỵ khí hoàn toàn các hợp chất hữu cơ trong bùn phân hủy - Phương pháp đo sự sinh khí sinh học

  • Số hiệu: TCVN6825:2001
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản