Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VẬT LIỆU CHỊU LỬA - PHƯƠNG PHÁP THỬ PHẦN 8: XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN XỈ
Refractories - Method of test Part 8: Determination of slag attack resistance
Lời nói đầu
TCVN 6530-8:2003 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 33 Vật liệu chịu lửa hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Viện Khoa học Công nghệ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
VẬT LIỆU CHỊU LỬA - PHƯƠNG PHÁP THỬ PHẦN 8: XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN XỈ
Refractories - Method of test Part 8: Determination of slag attack resistance
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử tĩnh và động để xác định độ bền xỉ của các loại sản phẩm chịu lửa định hình.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho sản phẩm chịu lửa nhẹ và sản phẩm chịu lửa định hình không nung.
2.1.1. Nguyên tắc
Độ bền xỉ được biểu thị bằng mức độ chịu ăn mòn của mẫu thử thông qua sự thay đổi thể tích chứa xỉ trước và sau thử nghiệm trong điều kiện thử tĩnh.
2.1.2. Thiết bị, dụng cụ
- Lò nung mẫu: đảm bảo cấp nhiệt đồng đều và có khả năng đạt tới nhiệt độ cần thử;
- Dụng cụ đo nhiệt độ: nhiệt điện kế, nhiệt quang kế, côn tiêu chuẩn;
- Thiết bị gia công mẫu: máy cắt, máy khoan, máy nghiền, sàng tiêu chuẩn 0,2 mm và các dụng cụ thông thường khác.
2.1.3. Mẫu thử
2.1.3.1. Mẫu sản phẩm chịu lửa
- Viên sản phẩm chịu lửa chọn làm mẫu thử không được phép có các khuyết tật như nứt, mặt bị lồi, lõm, xỉ bám, v.v...
- Mỗi tổ mẫu gồm 3 viên mẫu.
- Mẫu được gia công thành hình hộp chữ nhật, đáy vuông, kích thước 100 mm x 100 mm x 60 mm như mô tả trên hình 1. Tại tâm của mặt đáy mẫu, khoan một lỗ hình trụ thẳng góc với đáy, đường kính 50 mm và cao 40 mm.
Khi gia công mẫu, cho phép sai lệch kích thước đến ± 2 mm đối với mẫu thử và ± 1 mm đối với lỗ khoan.
2.1.3.2. Mẫu xỉ
Chọn loại xỉ mà mẫu sản phẩm chịu lửa tiếp xúc trực tiếp khi làm việc. Mẫu xỉ để thử được nghiền mịn qua sàng 0,2 mm.
2.1.4. Cách tiến hành
a) Đổ một lượng xỉ như nhau vào đầy lỗ khoan trên các mẫu thử.
b) Đặt mẫu thử lên giữa viên đế kê, sao cho các cạnh của mẫu thử cách đều mép viên đế kê trong lò nung (phải tạo được mặt phẳng cho mẫu trong lò nung). Khoảng cách từ mẫu đến thành lò ít nhất là 50 mm, mỗi viên mẫu cách nhau ít nhất là 30 mm.
Đế kê mẫu nung là hình hộp chữ nhật, có chất lượng bằng hoặc cao hơn mẫu thử, kích thước đáy lớn hơn mẫu thử từ 30 mm đến 40 mm và có độ dày từ 50 mm đến 65 mm.
c) Duy trì n
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6819:2001 về Vật liệu chịu lửa chứa Crôm - Phương pháp phân tích hoá học
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6530-13:2008 về Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 13: Xác định độ bền ôxy hoá của vật liệu chịu lửa chứa cacbon
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7636:2007 về Vật liệu chịu lửa - Gạch samốt cách nhiệt
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7637:2007 về Vật liệu chịu lửa - Gạch cao alumin cách nhiệt
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7949-2:2008 về Vật liệu chịu lửa cách nhiệt định hình - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định khối lượng thể tích và độ xốp thực
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Quyết định 23/2003/QĐ-BKHCN ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6819:2001 về Vật liệu chịu lửa chứa Crôm - Phương pháp phân tích hoá học
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6530-11:2007 về Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 11: Xác định độ chịu mài mòn ở nhiệt độ thường
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6530-12:2007 về Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 12: Xác định khối lượng thể tích vật liệu dạng hạt
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6530-13:2008 về Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 13: Xác định độ bền ôxy hoá của vật liệu chịu lửa chứa cacbon
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7636:2007 về Vật liệu chịu lửa - Gạch samốt cách nhiệt
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7637:2007 về Vật liệu chịu lửa - Gạch cao alumin cách nhiệt
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7949-2:2008 về Vật liệu chịu lửa cách nhiệt định hình - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định khối lượng thể tích và độ xốp thực
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6530-8: 2003 về Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 8: Xác định độ bền xỉ
- Số hiệu: TCVN6530-8:2003
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2003
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra