Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VẬT LIỆU CHỊU LỬA - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 2: XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG
Refractories - Methods of test - Part 2: Determination of true density
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định khối lượng riêng cho sản phẩm và nguyên liệu chịu lửa.
Khối lượng riêng được xác định bằng cách đo khối lượng khô và thể tích thực của mẫu thử (phương pháp picnomet).
3.1. Bình định mức (picnomet), dung tích 25ml, 50ml, 100 ml, có nút nhám.
3.2. Cân phân tích, có độ chính xác 0,001 g.
3.3. Thiết bị hút chân không, có khả năng giảm áp suất nhỏ hơn hoặc bằng 0,25 at và đồng hồ đo áp suất.
3.4. Sàng có kích thước lỗ 0,063 mm hoặc có số hiệu tương đương.
3.5. Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ.
3.6. Nhiệt kế có thang chia từ 0 oC đến 100 oC.
3.7. Chất lỏng, với các vật liệu không có phản ứng với nước thì chất lỏng sử dụng là nước. Các vật liệu có phản ứng với nước thì chất lỏng sử dụng thích hợp là dầu hỏa.
3.8. Bình hút ẩm.
4.1. Nghiền khoảng 150 g mẫu đến độ mịn lọt hết qua sàng 3.4.
4.2. Sấy mẫu đã nghiền mịn ở 110 oC ± 5 oC đến khối lượng không đổi. Kiểm tra bằng cách cân lặp lại 2 giờ một lần trong quá trình sấy cho đến khi chênh lệch khối lượng giữa hai lần cân liên tiếp không lớn hơn 0,1 %. Trước mỗi lần cân phải đặt mẫu vào bình hút ẩm và làm nguội đến nhiệt độ phòng.
4.3. Đối với mẫu thử là vật liệu chịu lửa kiềm tính thì phải loại bỏ ảnh hưởng hydrat hóa bằng cách sấy mẫu thử đến 500oC. Trường hợp này phải được ghi trong báo cáo.
5.1. Xác định khối lượng ban đầu của mẫu thử (m1)
5.1.1. Rửa sạch (cả trong lẫn ngoài) và sấy khô bình định mức. Sau đó làm nguội đến nhiệt độ phòng.
5.1.2. Cân bình định mức (cả nút).
5.1.3. Cho vào trong bình định mức một lượng mẫu đã chuẩn bị ở Điều 4 đến khoảng 1/3 dung tích bình. Cân bình định mức cùng mẫu thử. Hiệu số giữa hai lần cân ở 5.1.3 và 5.1.2 là khối lượng ban đầu của mẫu thử m1.
5.2. Xác định khối lượng của bình định mức chứa mẫu thử và nước (m2)
5.2.1. Thêm vào bình định mức 5.1.3 một lượng nước cất hoặc chất lỏng đã biết khối lượng riêng
(trong trường hợp mẫu có phản ứng hydrat) sao cho ngập mẫu và chiếm khoảng 1/2 dung tích bình.
5.2.2. Đặt bình định mức 5.2.1 vào bình hút ẩm đã nối với thiết bị hút chân không. Giảm áp suất xuống bằng hoặc nhỏ hơn 0,25 at trong 30 phút. Nếu không dùng nước thì chất lỏng đảm bảo không bị hóa hơi (sôi) tại nhiệt độ và áp suất thí nghiệm.
5.2.3. Thêm từ từ nước hoặc chất lỏng lựa chọn (đã loại hết không khí bằng phương pháp hút chân không) đến vạch chuẩn. Đậy nút, lau khô bên ngoài bình và cân toàn bộ bình được m2.
5.3. Xác định khối lượng bình định mức chứa nước (m3)
Rửa sạch bình định mức sau đó đổ đầy nước (hoặc chất lỏng) đến vạch mức. Đậy nút, lau khô bên ngoài bình và cân được m3.
5.4. Trong trường hợp không có thiết bị tạo chân không thì việc đuổi khí ở 5.2.2 có thể sử dụng phương pháp đun sôi. Việc này phải được ghi trong báo cáo.
Đun cách thủy bình định mức chứa mẫu thử và chất lỏng (5.2.1) trong nước muối bão hòa, sôi trong thời gian 30 phút. Thùng đun phải có lưới thép ở đáy. Sau đó lấy bình định mức ra khỏi dung dịch, rửa sạch muối, làm nguội bằng nước lạnh rồi lau k
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9031:2011 về Vật liệu chịu lửa - Ký hiệu các đại lượng và đơn vị
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9032:2011 về Vật liệu chịu lửa - Gạch kềm tính Manhêdi spinel và Manhêdi crôm dùng cho lò quay
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7190-1:2002 về Vật liệu chịu lửa - Phương pháp lấy mẫu - Phần 1: Lấy mẫu nguyên liệu và sản phẩm không định hình
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6533:1999 về Vật liệu chịu lửa Alumosilicat - Phương pháp phân tích hoá học
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6819:2001 về Vật liệu chịu lửa chứa Crôm - Phương pháp phân tích hoá học
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6530-4:1999 về Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định độ chịu lửa
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6530-13:2008 về Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 13: Xác định độ bền ôxy hoá của vật liệu chịu lửa chứa cacbon
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7637:2007 về Vật liệu chịu lửa - Gạch cao alumin cách nhiệt
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Quyết định 2921/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 177:1986 về vật liệu chịu lửa - phương pháp xác định khối lượng riêng
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9031:2011 về Vật liệu chịu lửa - Ký hiệu các đại lượng và đơn vị
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9032:2011 về Vật liệu chịu lửa - Gạch kềm tính Manhêdi spinel và Manhêdi crôm dùng cho lò quay
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7190-1:2002 về Vật liệu chịu lửa - Phương pháp lấy mẫu - Phần 1: Lấy mẫu nguyên liệu và sản phẩm không định hình
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6533:1999 về Vật liệu chịu lửa Alumosilicat - Phương pháp phân tích hoá học
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6819:2001 về Vật liệu chịu lửa chứa Crôm - Phương pháp phân tích hoá học
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6530-4:1999 về Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định độ chịu lửa
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6530-13:2008 về Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 13: Xác định độ bền ôxy hoá của vật liệu chịu lửa chứa cacbon
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7637:2007 về Vật liệu chịu lửa - Gạch cao alumin cách nhiệt
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6530-2:1999 về Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định khối lượng riêng
- Số hiệu: TCVN6530-2:1999
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1999
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra