Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7190-1 : 2002

VẬT LIỆU CHỊU LỬA - PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU - PHẦN 1: LẤY MẪU NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM KHÔNG ĐỊNH HÌNH

Refractories- Method for sampling - Part 1: Sampling of raw materials and unshaped products

Lời nói đầu

TCVN 7190-1 : 2002 do Ban kỹ thuật TCVN/TC 33 Vật liệu chịu lửa hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Viện Khoa học công nghệ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

VẬT LIỆU CHỊU LỬA - PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU - PHẦN 1: LẤY MẪU NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM KHÔNG ĐỊNH HÌNH

Refractories- Method for sampling - Part 1: Sampling of raw materials and unshaped products

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp và điều kiện lấy mẫu nguyên liệu và sản phẩm chịu lửa không định hình.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các lô hàng tĩnh có khối lượng lớn mà không thể lấy được mẫu tin cậy.

2. Thuật ngữ

2.1. (lot)

Là một lượng nguyên liệu hoặc sản phẩm xác định (sau đây gọi là vật liệu), được sản xuất trong những điều kiện được coi là như nhau.

2.2. Đợt giao hàng (consigment)

Lượng vật liệu được cung cấp tại một thời điểm. Một đợt giao hàng có thể gồm một, một số lô hoặc một số phần của một lô.

2.3. Lô kiểm tra (test lot)

Lượng vật liệu xác định dự kiến để kiểm tra, thường được sản xuất trong điều kiện được coi là như nhau.

2.4. Đơn vị bao gói (packaged unit)

Phần được bao gói (ví dụ trong túi hoặc vật chứa) của một lô.

2.5. Mẫu (sample)

Lượng vật liệu nhất định được lấy từ một đợt giao hàng hoặc lô nhằm cung cấp thông tin và có thể làm cơ sở để quyết định về đợt giao hàng, về lô hoặc về qui trình sản xuất vật liệu đó.

2.6. Mẫu đơn (increments)

Lượng vật liệu lấy tại một thời điểm, từ một lượng vật liệu lớn hơn.

2.7. Mẫu gộp (bulk sample)

Tập hợp của các mẫu đơn.

2.8. Mẫu phân chia (partial sample)

Mẫu nhận được bằng cách chia nhỏ mẫu gộp.

2.9. Mẫu phòng thí nghiệm (laboratory sample)

Mẫu sử dụng cho mục đích kiểm tra hoặc các phép thử trong phòng thí nghiệm.

2.10. Mẫu kiểm tra /mẫu cuối /mẫu phân tích (test sample/ final sample /analytical sample)

Mẫu được lấy từ mẫu phòng thí nghiệm và chuẩn bị theo một phương pháp thích hợp cho mỗi mục đích thử nghiệm riêng biệt (ví dụ: xác định sự phân bố cỡ hạt, độ ẩm, thành phần hóa học, vật lý hoặc các tính chất khác).

2.11. Độ lệch chuẩn của việc lấy mẫu (standard deviation of sampling)

Độ lệch chuẩn của biến số ngẫu nhiên tác động đến phép đo một tính chất đã chọn của việc lấy mẫu.

2.12. Hệ số biến động (coefficient of variation)

Tỷ số giữa độ lệch chuẩn và giá trị tuyệt đối của trung bình cộng (tỷ số biến động này có thể tính bằng phần trăm).

3. Các nguyên tắc chung

Do tính đa dạng của nguyên liệu và các sản phẩm chịu lửa không định hình cũng như phương pháp phân phối, bao gói, điều kiện và tình trạng khi tiến hành lấy và chuẩn bị mẫu, nên không thể có các nguyên tắc cố định cho việc lấy mẫu trong tất cả các trường hợp (xem phụ lục A). Các kế hoạch lấy mẫu, dụng cụ, công tác chuẩn bị và rút gọn mẫu không được làm thay đổi các tính chất cần xác định và phải có sự thỏa thuận của các bên liên quan.

3.1.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7190-1:2002 về Vật liệu chịu lửa - Phương pháp lấy mẫu - Phần 1: Lấy mẫu nguyên liệu và sản phẩm không định hình

  • Số hiệu: TCVN7190-1:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản