Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ISO 663:2017
DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TẠP CHẤT KHÔNG TAN
Animal and vegetable fats and oils - Determination of insoluble impurities content
Lời nói đầu
TCVN 6125:2020 thay thế TCVN 6125:2010;
TCVN 6125:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 663:2017;
TCVN 6125:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TẠP CHẤT KHÔNG TAN
Animal and vegetable fats and oils - Determination of insoluble impurities content
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng tạp chất không tan trong dầu mỡ động vật và thực vật.
Trong hàm lượng các tạp chất không tan, nếu không phải tính các chất xà phòng (đặc biệt xà phòng canxi) hoặc các axit béo đã ôxy hóa thì cần sử dụng các dung môi và các quy trình khác. Trong trường hợp này, cần có sự thỏa thuận giữa các bên có liên quan.
Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với sữa và sản phẩm sữa (hoặc chất béo từ sữa và sản phẩm sữa).
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6128 (ISO 661), Dầu mỡ động vật và thực vật - Chuẩn bị mẫu thử.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1
Hàm lượng tạp chất không tan (insoluble impurities content)
Lượng tạp chất và các chất ngoại lai khác không tan trong n-hexan hoặc dầu nhẹ trong các điều kiện quy định trong tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH 1: Hàm lượng được tính theo phần trăm khối lượng.
CHÚ THÍCH 2: Các tạp chất này bao gồm tạp chất cơ học, các chất khoáng, cacbohydrat, các hợp chất nitơ, các chất nhựa khác, xà phòng canxi, axit béo đã oxy hóa, lacton axit béo và xà phòng kiềm (một phần), axit béo hydroxy và các glyxerit của chúng.
Phần mẫu thử được xử lý bằng một lượng dư n-hexan hoặc dầu nhẹ, sau đó lọc dung dịch thu được. Rửa phễu lọc và cặn bằng cùng loại dung môi, sấy khô ở nhiệt độ 103 °C và cân.
CẢNH BÁO - Tuân thủ các quy định kỹ thuật về xử lý các chất độc hại. Cần tuân thủ các biện pháp an toàn kỹ thuật, an toàn đối với tổ chức và cá nhân.
Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích.
5.1 n-hexan, hoặc khi không có n-hexan thì dùng dầu nhẹ có dải chưng cất trong khoảng 30 °C đến 60 °C và chỉ số brom nhỏ hơn 1.
Đối với dung môi, phần còn lại sau khi bay hơi hoàn toàn không được vượt quá 0,002 g/100 ml.
5.2 Kieselgur, đã tinh sạch, đã canxi hóa, hao hụt khối lượng sau khi nung ở nhiệt độ 900 °C nhỏ hơn 0,2 % khối lượng.
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ trong phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
6.1 Cân phân tích, có độ chính xác ± 0,001 g.
6.2 Tủ sấy điện, có khả năng vận hành ở 103 °C ± 2 °C.
6.3 Bình nón, dung tích 250 ml, có nút thủy tinh mài.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12081-1:2017 (ISO 18363-1:2015) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định các chloropropanediol (MCPD) liên kết với axit béo và glycidol bằng sắc ký khối phổ (GC/MS) - Phần 1: Phương pháp sử dụng sự chuyển hoá este kiềm nhanh, đo 3-MCPD và phép đo vi sai glycidol
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6117:2018 (ISO 6883:2017) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định khối lượng quy ước trên thể tích (khối lượng của một lít trong không khí)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6120:2018 (ISO 662:2016) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6564:2015 (CAC/RCP 36-1987, revised 2015) về Qui phạm thực hành về bảo quản và vận chuyển dầu mỡ thực phẩm với khối lượng lớn
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6125:2010 (ISO 663:2007) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định hàm lượng tạp chất không tan
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2625:2007 (ISO 5555:2001) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Lấy mẫu
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6128:2007 (ISO 661:2003) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Chuẩn bị mẫu thử
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12081-1:2017 (ISO 18363-1:2015) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định các chloropropanediol (MCPD) liên kết với axit béo và glycidol bằng sắc ký khối phổ (GC/MS) - Phần 1: Phương pháp sử dụng sự chuyển hoá este kiềm nhanh, đo 3-MCPD và phép đo vi sai glycidol
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6117:2018 (ISO 6883:2017) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định khối lượng quy ước trên thể tích (khối lượng của một lít trong không khí)
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6120:2018 (ISO 662:2016) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6564:2015 (CAC/RCP 36-1987, revised 2015) về Qui phạm thực hành về bảo quản và vận chuyển dầu mỡ thực phẩm với khối lượng lớn
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6125:2020 (ISO 663:2017) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định hàm lượng tạp chất không tan
- Số hiệu: TCVN6125:2020
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2020
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra