- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7289:2003 (ISO 3165:1976) về lấy mẫu sản phẩm hóa dùng trong công nghiệp - an toàn trong lấy mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2692:2007 (ASTM D 95 – 05e1) về Sản phẩm dầu mỏ và bitum - Xác định hàm lượng nước bằng phương pháp chưng cất
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2715:1995 (ISO 3170 : 1988, ASTM D4057 : 1988) về Chất lỏng dầu mỏ - Lấy mẫu thủ công
CHẤT LỎNG DẦU MỎ - LẤY MẪU TỰ ĐỘNG TRONG ĐƯỜNG ỐNG
Petroleum liquids - Automatic pipeline sampling
Lời nói đầu
TCVN 6022 : 2008 thay thế TCVN 6022 : 1995.
TCVN 6022 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO 3171 : 1988.
TCVN 6022 : 2008 do Tiểu ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC28/SC2 Nhiên liệu lỏng - Phương pháp thử biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
0 Giới thiệu
Mục đích của việc lấy mẫu chất lỏng trong đường ống là để xác định thành phần trung bình và chất lượng của một khối lượng lớn. Có thể phân tích các mẫu lấy trong đường ống để xác định thành phần, nước và hàm lượng cặn, hoặc các tính chất quan trọng khác như khối lượng riêng, độ nhớt hoặc áp suất hơi cùng các lưu ý đặc biệt.
Các phương pháp lấy mẫu thủ công trong đường ống thích hợp với các chất lỏng đồng nhất, có thành phần và chất lượng thay đổi không nhiều theo thời gian. Nếu phương pháp lấy mẫu thủ công không phù hợp thì áp dụng phương pháp tự động, vì việc lấy các mẫu nhỏ liên tục, hoặc lấy lặp lại từ đường ống sẽ đảm bảo rằng các thay đổi của cả khối lượng lớn sẽ được phản ánh qua các mẫu nhỏ này. Để có được mẫu đại diện cần tuân thủ các khuyến nghị nêu trong tiêu chuẩn này để đảm bảo yêu cầu tính đồng nhất của chất lỏng tại vị trí lấy mẫu và yêu cầu về tần suất lấy các mẫu nhỏ.
Cần lưu ý khi dụng cụ lấy mẫu tự động không làm việc tốt, thì phải có các mẫu lấy theo phương pháp thủ công thay thế, tuy nhiên nếu các điều kiện của đường ống thay đổi thì việc lấy mẫu thủ công sẽ gây nên độ không đảm bảo [xem TCVN 2715 (ISO 3170)].
Nói chung dụng cụ và kỹ thuật lấy mẫu đã nêu áp dụng để lấy mẫu dầu thô ổn định, nhưng cũng có thể áp dụng đối với đầu thô không ổn định và các sản phẩm tinh lọc, với điều kiện là chú ý các yêu cầu liên quan đến an toàn, các khó khăn khi xử lý mẫu.
Đối với các chỉ tiêu như khối lượng riêng, hàm lượng nước và cặn, việc lấy các mẫu dầu thô đại diện là rất khó khăn. Các nghiên cứu cụ thể đã cho thấy trong việc vận chuyển dầu thô có bốn bước riêng cần thiết để xác định giá trị đại diện:
a) điều hòa tốt dòng chất lỏng trong đường ống;
b) việc lấy mẫu hiệu quả và tin cậy, đảm bảo tỷ lệ lấy mẫu và tốc độ dòng chảy trong đường ống;
c) bảo quản và vận chuyển mẫu thích hợp;
d) điều hòa và chia mẫu thành các phần cho các phép phân tích chính xác.
Tiêu chuẩn này quy định các qui trình hiện hành về lấy mẫu và các dụng cụ lấy mẫu đang sử dụng. Tuy nhiên không loại trừ các dụng cụ mới chưa được sử dụng rộng rãi, nhưng các dụng cụ này lấy được các mẫu đại diện, phù hợp các yêu cầu chung và các qui trình nêu trong tiêu chuẩn này.
Các phụ lục của tiêu chuẩn quy định các qui trình tính toán về lý thuyết trộn trong đường ống, thử nghiệm profile, cũng như các hướng dẫn cơ bản về vị trí của dụng cụ lấy mẫu.
Có một số điều quy định trong tiêu chuẩn này phải đồng thời tuân thủ các quy định của các qui chuẩn có liên quan.
CHẤT LỎNG DẦU MỎ - LẤY MẪU TỰ ĐỘNG TRONG ĐƯỜNG ỐNG
petroleum liquids - automatic pipeline sampling
1.1. Tiêu chuẩn này quy định các qui trình lấy mẫu bằng các dụng cụ tự động để nhận được các mẫu đại diện của dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng đang vận chuyển trong đường ống.
CHÚ THÍCH: Mặc dù trong toàn bộ nội dung tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ dầu thô, nhưng cũng có thể áp dụng kỹ thuật và các dụng cụ lấy mẫu cho các chất lỏng dầu mỏ khác.
1.2. Không áp dụng tiêu chuẩn này khi lấy mẫu khí dầu mỏ hóa lỏng và khí thiên nhiên hóa lỏng.
1.3. Mục đích của tiêu chuẩn này là đưa ra các hướng dẫn để xác định, thử nghiệm, thao tác, bảo quản và kiểm soát các dụng cụ lấy mẫu dầu thô.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6777:2007 (ASTM D 4057 - 06) về dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp lấy mẫu thủ công
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3171:2007 (ASTM D 445)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3753:2007 (ASTM D 97 - 05a) về Sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp xác định điểm đông đặc
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6018:2007 (ASTM D 524 - 04) về Sản phẩm dầu mỏ - Xác định cặn cacbon - Phương pháp Ramsbottom
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2708:2007 (ASTM D 1266 - 03e1) về Sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp xác định hàm lượng lưu huỳnh (Phương pháp đốt đèn)
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3575:1981 về Công nghiệp dầu mỏ - Tên gọi và giải thích do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3171:2011 (ASTM D 445 -11) về Chất lỏng dầu mỏ trong suốt và không trong suốt – Phương pháp xác định độ nhớt động học (và tính toán độ nhớt động lực)
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7289:2003 (ISO 3165:1976) về lấy mẫu sản phẩm hóa dùng trong công nghiệp - an toàn trong lấy mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6777:2007 (ASTM D 4057 - 06) về dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp lấy mẫu thủ công
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2692:2007 (ASTM D 95 – 05e1) về Sản phẩm dầu mỏ và bitum - Xác định hàm lượng nước bằng phương pháp chưng cất
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3171:2007 (ASTM D 445)
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3753:2007 (ASTM D 97 - 05a) về Sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp xác định điểm đông đặc
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6018:2007 (ASTM D 524 - 04) về Sản phẩm dầu mỏ - Xác định cặn cacbon - Phương pháp Ramsbottom
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2708:2007 (ASTM D 1266 - 03e1) về Sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp xác định hàm lượng lưu huỳnh (Phương pháp đốt đèn)
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2715:1995 (ISO 3170 : 1988, ASTM D4057 : 1988) về Chất lỏng dầu mỏ - Lấy mẫu thủ công
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3575:1981 về Công nghiệp dầu mỏ - Tên gọi và giải thích do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3171:2011 (ASTM D 445 -11) về Chất lỏng dầu mỏ trong suốt và không trong suốt – Phương pháp xác định độ nhớt động học (và tính toán độ nhớt động lực)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6022:2008 (ISO 3171 : 1988) về Chất lỏng dầu mỏ - Lấy mẫu tự động trong đường ống
- Số hiệu: TCVN6022:2008
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2008
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực