Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7289 : 2003

LẤY MẪU SẢN PHẨM HÓA DÙNG TRONG CÔNG NGHIỆP - AN TOÀN TRONG LẤY MẪU
Sampling of chemical products for industrial use - Safety in sampling

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra những yêu cầu liên quan đến sự an toàn trong lấy mẫu các sản phẩm hóa dùng trong công nghiệp.

2. Yêu cầu chung

2.1. Những yêu cầu sau đây áp dụng cho tất cả các thao tác lấy mẫu, dù bản chất của nguyên liệu lấy mẫu là bất cứ loại nào. Người thao tác phải:

- đến và ra khỏi nơi thực hiện lấy mẫu một cách an toàn;

- nơi thực hiện lấy mẫu phải đảm bảo thông thoáng và đủ sáng.

Những điểm lấy mẫu tại các vị trí cố định phải được sắp xếp để đáp ứng đủ các yêu cầu an toàn cũng như những điều kiện đặc biệt khác phát sinh do tính chất của nguyên liệu được lấy mẫu. Cần chú ý tránh đổ vỡ khi lấy mẫu từ đỉnh bình chứa mẫu hay phương tiện chở mẫu, tránh làm đổ những vật chứa chứa đầy mẫu hay những vật rắn trong khối hàng.

2.2. Nếu bản thân nguyên liệu lấy mẫu mang tính độc hại, cần phải tuân theo những yêu cầu chung sau:

2.2.1. Thao tác lấy mẫu phải được tiến hành theo cách thức không làm tổn hại đến sự an toàn của khối hàng.

Điều này áp dụng đặc biệt đối với việc lấy mẫu chất lỏng qua van, khi van bị kẹt ở vị trí mở, có thể dẫn đến số lượng lớn chất lỏng thoát ra. Những thiết bị được sử dụng để lấy những mẫu này cần được sắp xếp sao cho hạn chế tổng số lượng lấy ra tại bất kỳ thời điểm nào và để giới hạn tốc độ dòng chảy tới một giá trị thích hợp.

Trong trường hợp mẫu là chất lỏng, chất lỏng rất dễ tràn ra, vì vậy phải bố trí một máng thoát, một khay hứng để hứng chất lỏng bị tràn một cách an toàn và một tấm chắn để bảo vệ người lấy mẫu khỏi bị chất lỏng văng vào.

Đối với chất lỏng và chất khí, khi có thể, cần phải cách ly điểm lấy mẫu khỏi khối hàng hoặc đường dẫn bằng một van khóa gần đó nhưng không được liền kề ngay điểm lấy mẫu, để có thể kiểm soát được dòng chảy từ một nơi an toàn khi xảy ra sự cố.

Trong tất cả các trường hợp, người lấy mẫu phải đảm bảo rằng các gói mẫu đã mở hoặc điểm lấy mẫu phải được người có trách nhiệm đóng lại một cách an toàn.

2.2.2. Khi cần thiết, phải tráng vật chứa mẫu bằng nguyên liệu được lấy mẫu, và nếu nguyên liệu này là nguyên liệu độc hại thì cần phải có các thiết bị thích hợp để chứa nguyên liệu tráng đã được sử dụng. Chất khí thoát ra không ảnh hưởng đến người lấy mẫu và người khác.

2.2.3. Cỡ mẫu và tần suất lấy mẫu không được lớn hơn mức cần thiết cho mục đích thử nghiệm.

2.2.4. Mẫu trong vật chứa phải được vận chuyển bằng phương tiện thích hợp, được thiết kế và chế tạo để dễ bị xử lý và giảm thiểu những nguy cơ và hậu quả của việc làm vỡ vật chứa mẫu.

2.2.5. Các thiết bị bao gồm những dụng cụ và vật chứa phải tương thích với nguyên liệu lấy mẫu và phù hợp với mục đích đã định. Ví dụ, vật chứa mẫu phải kín và phải lắp van xả áp. Mẫu phải được để cách xa các sản phẩm hóa học khác để tránh sự tương tác giữa chúng.

2.2.6. Trước khi lấy mẫu, hoặc càng sớm càng tốt, cần đánh dấu vật chứa để chỉ rõ bản chất của nguyên liệu và mức độ rủi ro liên quan đến nó.

2.2.7. Người lấy mẫu phải nhận thức một cách đầy đủ về bản chất độc hại của nguyên liệu và cần chú ý khi lấy mẫu. Người lấy mẫu phải được hướng dẫn sử dụng tất cả các trang thiết bị để đảm bảo an toàn, kể cả bình cứu hỏa, quần áo bảo hộ và kính bảo hộ vv… Người lấy mẫu phải được hướng dẫn báo cáo với người giám sát trước và sau khi lấy mẫu. Đồng thời, phải báo cáo với người có thẩm quyền về mọi tình huống xảy ra một cách bất thường.

Nếu chất lấy mẫu là chất độc, người lấy mẫu phải được hướng dẫn để báo cáo ngay lập tức với người giám sát khi cảm thấy bất ổn.

2.2.8. Người lấy mẫu phải có người đi kèm làm nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho người lấy mẫu. Trong suốt quá trình lấy mẫu, người đi kèm sẽ đứng ở vị trí thuận tiện để quan sát toàn bộ quá trình. Người quan sát phải được hướng dẫn một cách cụ thể các thao tác khi xảy ra trường hợp khẩn cấp. Những hướng dẫn này yêu cầu người quan sát trước tiên phải báo động và không được thực hiện công việc cứu chữa một mình, trừ trường hợp đặc biệt.

2.2.9. Những yêu cầu chung và cụ thể này được áp dụng như những hướng dẫn cảnh báo cần thiết trong việc chuẩn bị cho tất cả các công đoạn lấy mẫu.

2.2.10. Thiết bị bảo vệ mắt phải được sử dụng liên tục ở mọi nơi khi tiếp xúc với hóa chất.

2.2.11. Cần nhấn mạnh rằng, các yêu cầu trực tiếp về thao tác của người lấy mẫu phải được tính đến một cách cặn kẽ những hậu quả của rủi ro ít gặp phải nhất có thể xảy ra như tràn hóa chất lỏng, hỏng van khóa vv…

Người lấy mẫu phải được cung cấp những hướng dẫn cụ thể cả trong trường hợp t

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7289:2003 (ISO 3165:1976) về lấy mẫu sản phẩm hóa dùng trong công nghiệp - an toàn trong lấy mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN7289:2003
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 07/10/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản