Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
SẢN PHẨM HÓA HỌC - LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm hóa học ở thể lỏng, nhớt, mỡ, bột, hạt, cục... và quy định những phương pháp lấy mẫu, chuẩn bị mẫu trung bình thí nghiệm cho các loại trên.
Những quy định trong tiêu chuẩn này được áp dụng khi soạn tiêu chuẩn các sản phẩm hóa học riêng biệt hay khi soạn thảo các quy tắc lấy mẫu và chuẩn bị mẫu cho các mặt hàng khi chưa có tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn này cũng được áp dụng khi mẫu thí nghiệm được sử dụng để đánh giá những tính chất trung bình của những sản phẩm bao gói hoặc không bao gói, đồng thời cũng áp dụng cho việc lấy mẫu những nguyên liệu sử dụng trong công nghiệp hóa học trừ những loại ở dạng cục lớn quá 50 mm và có tính chất không thuần nhất giữa các cục với nhau một cách quá đáng.
1.1. Lô sản phẩm là số lượng của cùng một loại sản phẩm, với cùng một loại bao gói hoặc không bao gói được giao nhận cùng một lúc.
1.2. Đơn vị bao gói là dạng bao gói trực tiếp (ví dụ: thùng, hòm, bao, hộp, chai lọ, toa xe...) lặp lại trong lô.
1.3. Mẫu ban đầu là một phần của lô sản phẩm được lấy đồng thời ở cùng một chỗ của sản phẩm không bao gói hay từ một chỗ của một đơn vị bao gói.
1.4. Mẫu riêng là một phần của lô sản phẩm gồm tất cả các mẫu ban đầu cùng một đơn vị bao gói
1.5. Mẫu chung là một phần của lô sản phẩm gộp từ tất cả các mẫu ban đầu chọn từ một lô.
1.6. Mẫu trung bình thí nghiệm là mẫu được chuẩn bị từ mẫu chung nhằm tiến hành các nghiên cứu thí nghiệm. Mẫu phải được bao gói và bảo quản trong những điều kiện cần thiết để đảm bảo mẫu không bị thay đổi những tính chất cần xác định.
1.7. Nhóm đơn vị bao gói. Tùy theo độ lớn của một đơn vị bao gói, chia các đơn vị bao gói thành 3 nhóm:
Nhóm thứ nhất là nhóm mà hàm lượng của mỗi bao gói không vượt quá độ lớn của một mẫu trung bình thí nghiệm.
Nhóm thứ hai là nhóm mà hàm lượng của mỗi bao gói lớn hơn độ lớn của một mẫu trung bình thí nghiệm nhưng không vượt quá độ lớn của 3 mẫu trung bình thí nghiệm.
Nhóm thứ 3 là nhóm mà hàm lượng của mỗi bao gói lớn hơn độ lớn của 3 mẫu trung bình thí nghiệm.
2.1. Địa điểm lấy mẫu. Lấy mẫu vào lúc chất, dỡ hay chuyển tải sản phẩm.
2.2. Trình độ chuyên môn của nhân viên lấy mẫu.
Người lấy mẫu và chuẩn bị mẫu phải có trình độ chuyên môn nhất định. Nếu không phải là nhân viên chuyên môn thì người lấy mẫu và chuẩn bị mẫu phải được chỉ dẫn và luyện tập theo những yêu cầu cần thiết.
2.3. Yêu cầu sơ bộ lô hàng.
Trong trường hợp sản phẩm không đồng nhất (ví dụ hư hỏng từng phần, ẩm ướt hay do nhiều quy trình sản xuất khác nhau, nghĩa là chất lượng của chúng có thể khác nhau một cách đáng kể) thì phải chia lô hàng ra làm nhiều phần, mỗi phần có tính chất gần như nhau làm một lô riêng biệt. Trước khi lấy mẫu cần xem xét bao gói ngoài của sản phẩm và trong chừng mực có thể, cần xem xét bao gói của từng đơn vị sản phẩm. Sản phẩm trong bao gói bị hư hỏng phải được loại bỏ và ghi chú trong biên bản lấy mẫu.
2.4. Vị trí của bao gói sẽ được lấy mẫu cần được làm sạch để sản phẩm lấy ra không bị dây bẩn.
2.5. Nếu như ngẫu nhiên trên bề mặt sản phẩm có bị dây bẩn thì phải nhẹ nhàng gột bỏ nó đi. Trường hợp khi sự dây bẩn làm ảnh hưởng đến khối lượng chung của sản phẩm hoặc ngẫu nhiên làm thay đổi tính chất của sản phẩm thì không được loại bỏ nó mà coi như đó là một thành phần của sản phẩm.
2.6. Lược đồ lấy mẫu chỉ dẫn trong hình vẽ.
2.6.1. Trong trường hợp sản phẩm được bao gói:
a) Từ lô hàng được nghiên cứu lấy ra những bao gói một cách ngẫu nhiên để lấy các mẫu ban đầu;
b) Từ mỗi bao gói đã được lấy ra, lấy những mẫu ban đầu;
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7289:2003 (ISO 3165:1976) về lấy mẫu sản phẩm hóa dùng trong công nghiệp - an toàn trong lấy mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9946-1:2013 (ISO/TR 8550-1:2007) về Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng hệ thống lấy mẫu chấp nhận để kiểm tra các cá thể đơn chiếc trong lô - Phần 1: Lấy mẫu chấp nhận
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10228:2013 (ISO 11014:2009) về Bản dữ liệu an toàn đối với sản phẩm hóa học – Nội dung và trật tự các phần
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7289:2003 (ISO 3165:1976) về lấy mẫu sản phẩm hóa dùng trong công nghiệp - an toàn trong lấy mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1694:2009 (ISO 8213:1986) về Sản phẩm hóa học sử dụng trong công nghiệp - Kỹ thuật lấy mẫu - Sản phẩm hóa học rắn ở dạng hạt từ bột đến tảng thô
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9946-1:2013 (ISO/TR 8550-1:2007) về Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng hệ thống lấy mẫu chấp nhận để kiểm tra các cá thể đơn chiếc trong lô - Phần 1: Lấy mẫu chấp nhận
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10228:2013 (ISO 11014:2009) về Bản dữ liệu an toàn đối với sản phẩm hóa học – Nội dung và trật tự các phần
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1694:1975 về Sản phẩm hóa học - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
- Số hiệu: TCVN1694:1975
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1975
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra