Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 5766:1993
DAO Y TẾ - YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Medical scalpels and knives – General technical requirements and test methods
Lời nói đầu
TCVN 5766:1993 do Nhà máy Y cụ 2 – Bộ Y tế biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
DAO Y TẾ - YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Medical scalpels and knives – General technical requirements and test methods
Tiêu chuẩn này áp dụng cho dao mổ và các loại dao khác (gọi tắt là dao) sử dụng trong các lĩnh vực phẫu thuật.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho dao kiểu đặc biệt và dao vi phẫu thuật.
1. Yêu cầu kỹ thuật
1.1. Dao phẫu thuật phải được chế tạo bằng thép hợp kim chống ăn mòn hoặc thép cacbon.
1.2. Dao làm bằng thép cacbon phải được mạ (niken, crôm hoặc kết hợp niken – crôm), độ dày lớp mạ từ 3 μm đến 20 μm.
Lớp mạ phải bám chắc với kim loại nền và không bị bong tróc hay phồng rộp.
Phải loại bỏ lớp mạ ở lưỡi cắt.
Đối với dao mài sắc bằng phương pháp điện hóa, cho phép khử bỏ lớp mạ trên toàn bộ phần làm việc.
1.3. Bề mặt dao phải bóng sáng hoặc bóng mờ. Trên bề mặt dao không được có vết lõm, vết nứt, vết xước, ba via và rỗ.
1.4. Độ nhám bề mặt của lưỡi cắt, lưỡi dao, cổ dao phải có giá trị Ra từ 0,05 μm đến 0,63 μm.
1.5. Độ cứng phần làm việc của dao phải là:
Từ 51 HRC đến 63 HRC – đối với dao bằng thép chống ăn mòn;
Từ 43 HRC đến 63 HRC – đối với dao bằng thép cacbon.
1.6. Lưỡi cắt của dao phải sắc trên cả chiều dài và không được có vết nứt, vết răng cưa và sứt mẻ.
Cho phép làm cùn ở chỗ chuyển tiếp từ lưỡi dao đến cổ dao ở khoảng cách chuẩn hiệu chỉnh không lớn hơn 0,2 chiều dài phần làm việc.
1.7. Mũi của dao nhọn đầu phải sắc.
1.8. Mối nối ghép của các phần tử cấu thành phải bền vững, lực kéo đứt không nhỏ hơn 500 N, đối với dao dùng cho nhãn khoa và dao mổ - không nhỏ hơn 50 N.
1.9. Chuôi rỗng của dao phải ghép kín.
1.10. Lượng làm việc trung bình tới hỏng của dao không được ít hơn 2 ca phẫu thuật. Mỗi ca phẫu thuật bao gồm chu trình xử lý sát, khử trùng theo 2.11 và phẫu thuật trực tiếp.
Dao coi là hỏng khi không còn phù hợp với các yêu cầu quy định ở 1.6 và 1.7.
1.11. Dao phải có tính thống ăn mòn trong các điều kiện sử dụng và bảo quản.
1.12. Dao phải chịu được chu trình xử lý sát, khử trùng.
1.13. Yêu cầu đối với dao trong từng bao gói vô trùng theo TCVN 5764:1993.
2. Phương pháp thử
2.1. Kiểm tra hình dạng bên ngoài lớp mạ, đo độ dày lớp mạ và độ bền bám dính của lớp mạ với kim loại nền theo TCVN 4392:1986.
2.2. Thông số nhám bề mặt được kiểm tra bằng cách so sánh với mẫu chuẩn độ nhám hoặc sử dụng phương tiện đo khác đảm bảo sai số đo tương ứng.
2.3. Kiểm tra độ cứng theo TCVN 257:1985.
Cho phép kiểm tra độ cứng của dao làm bằng thép chống ăn mòn ở chuôi dao tại vị trí cách cổ dao không quá 10 mm.
Vết thử độ cứng không tính là khuyết tật.
2.4. Kiểm tra trạng thái bề mặt dao bằng mắt thường.
2.5. Kiểm tra độ sắc của lưỡi cắt bằng cách cắt da đã thuộc có chiều dày từ 0,4 mm đến 0,7 mm, trải căng trên trống. Vết cắt phải phẳng, mép không b
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6872:2001 (ISO 11117 : 1998) về Chai chứa khí - Mũ bảo vệ van và vỏ bảo vệ van cho các chai chứa khí công nghiệp và y tế - Thiết kế, kết cấu và thử nghiệm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8023:2009 (ISO 14971:2007) về Trang thiết bị y tế - Áp dụng quản lý rủi ro đối với trang thiết bị y tế
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5765:1993 về Kéo y tế - Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6733:2000 về Bàn mổ đa năng
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7181:2002 về Bàn tiểu phẫu
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7182:2002 về Đèn mổ - Yêu cầu kỹ thuật
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7184-2:2002 (ISO 10079-2:1999) về Máy hút y tế - Phần 2: Máy hút thủ công
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6872:2001 (ISO 11117 : 1998) về Chai chứa khí - Mũ bảo vệ van và vỏ bảo vệ van cho các chai chứa khí công nghiệp và y tế - Thiết kế, kết cấu và thử nghiệm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8023:2009 (ISO 14971:2007) về Trang thiết bị y tế - Áp dụng quản lý rủi ro đối với trang thiết bị y tế
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4392:1986 về Mạ kim loại - Các phương pháp kiểm tra do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5764:1993 về Dụng cụ y tế bằng kim loại - Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5765:1993 về Kéo y tế - Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6733:2000 về Bàn mổ đa năng
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7181:2002 về Bàn tiểu phẫu
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7182:2002 về Đèn mổ - Yêu cầu kỹ thuật
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7184-2:2002 (ISO 10079-2:1999) về Máy hút y tế - Phần 2: Máy hút thủ công
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5766:1993 về Dao y tế - Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử
- Số hiệu: TCVN5766:1993
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 31/12/1993
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra