Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VẬT LIỆU DỆT – XÁC ĐỊNH ĐỘ DÀY CỦA VẬT LIỆU DỆT VÀ SẢN PHẨM DỆT
Textile – Determination of thickness of textiles and textile products
Lời nói đầu
TCVN 5071 : 2007 thay thế TCVN 5071 : 1990
TCVN 5071 : 2007 hoàn toàn tương đương ISO 5084 : 1996
TCVN 5071 : 2007 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 38 Hàng dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
VẬT LIỆU DỆT – XÁC ĐỊNH ĐỘ DÀY CỦA VẬT LIỆU DỆT VÀ SẢN PHẨM DỆT
Textile – Determination of thickness of textiles and textile products
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ dày của vật liệu dệt và các sản phẩm dệt dưới một lực nén xác định. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho vật liệu dệt phủ sàn, vải không dệt, vải địa kỹ thuật và vải tráng phủ, các loại vải này được đề cập trong các tiêu chuẩn riêng (xem phụ lục B).
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 1748 : 2007 (ISO 139 : 2005), Vật liệu dệt – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử.
TCVN 6131-1: 1996 (ISO 10012-1: 1992), Yêu cầu đảm bảo chất lượng đối với phương tiện đo – Phần 1: Hệ thống xác nhận đo lường đối với phương tiện đo.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Độ dày của vật liệu dệt (thickness of textile)
Khoảng cách vuông góc giữa hai đĩa tạo lực nén nhỏ hơn hoặc bằng 1 kPa lên vật liệu dệt.
Độ dày của mẫu thử được đo là khoảng cách giữa đĩa để mẫu và đĩa ép tròn song song tạo một lực nén xác định trên bề mặt của vật liệu dệt đang thử.
Mẫu thử được đặt giữa hai đĩa tạo nên một áp lực đã biết lên mẫu thử. Khoảng cách vuông góc giữa hai đĩa được đo và ghi lại sau một thời gian xác định.
5.1. Thiết bị đo độ dày
Hệ thống kiểm định cho thiết bị đo độ dày phải phù hợp với TCVN 6131-1: 1996 (ISO 10012-1: 1992). Thiết bị đo độ dày phải kèm theo (hoặc được trang bị cùng) với các bộ phận sau:
5.1.1. Đĩa ép thay đổi được, có diện tích phù hợp với các loại vải cần thử.
Diện tích của đĩa ép thích hợp cho phép thử là (2 000 ± 20) mm2, tương ứng với một đĩa ép tròn có đường kính là (50,5 ± 0,2) mm (xem phụ lục A). Nếu sử dụng diện tích thử khác, cần phải có sự thỏa thuận giữa các bên liên quan và phải nêu trong báo cáo thử nghiệm.
5.1.2. Đĩa dưới (cố định), có bề mặt trên phẳng, đường kính lớn hơn đường kính của đĩa ép (5.1.1) ít nhất là 50 mm.
5.1.3. Cơ cấu di chuyển đĩa ép (theo hướng vuông góc với bề mặt trên của đĩa dưới), sao cho bề mặt tiếp xúc của đĩa được giữ nằm ngang và song song với bề mặt trên của đĩa dưới (5.1.2) sao cho lực nén tác dụng lên mẫu thử đặt trên đĩa là (1 ± 0,01)kPa và (0,1 ± 0,001)kPa (xem phụ lục A).
5.1.4. Đồng hồ đo độ dày, có thể chỉ ra khoảng cách giữa bề mặt tiếp xúc của đĩa ép (5.1.1) và đĩa dưới (5.1.2) chính xác đến 0,01 mm.
5.2. Đồng hồ bấm giây.
6. Môi trường để điều hòa và thử
Mẫu thử vật liệu dệt phải được điều hòa và phép thử tiến hành trong môi trường chuẩn để điều
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5823:1994 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu đối với ánh sáng nhân tạo, dùng đèn thuỷ ngân cao áp chuyển đổi năm 2008 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6176:2009 (ASTM D 1518:1985) về vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ truyền nhiệt
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1750:1986 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ ẩm chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4536:2002 (ISO 105-A01: 1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A01: Quy định chung do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4896:2009 về Vật liệu dệt - Vải dệt - Ghi nhãn
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5074:2002 (ISO 105-E01:1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E01: Độ bền màu với nước do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5092:1990 về Vật liệu dệt - Vải - Phương pháp xác định độ thoáng khí do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8041:2009 (ISO 5077 : 2007) về Vật liệu dệt - Xác định sự thay đổi kích thước trong quá trình giặt và làm khô
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2106:1977 về Sản phẩm dệt - Ký hiệu sử dụng do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 1Quyết định 831/QĐ-BKHCN năm 2007 công bố tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6131-1:1996 về yêu cầu đảm bảo chất lượng đối với phương tiện đo - phần 1: hệ thống xác nhận đo lường đối với phương tiện đo do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1748:2007 (ISO 139 : 2005) về vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5823:1994 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu đối với ánh sáng nhân tạo, dùng đèn thuỷ ngân cao áp chuyển đổi năm 2008 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6176:2009 (ASTM D 1518:1985) về vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ truyền nhiệt
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1750:1986 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ ẩm chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4536:2002 (ISO 105-A01: 1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A01: Quy định chung do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4896:2009 về Vật liệu dệt - Vải dệt - Ghi nhãn
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5074:2002 (ISO 105-E01:1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E01: Độ bền màu với nước do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5092:1990 về Vật liệu dệt - Vải - Phương pháp xác định độ thoáng khí do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8041:2009 (ISO 5077 : 2007) về Vật liệu dệt - Xác định sự thay đổi kích thước trong quá trình giặt và làm khô
- 12Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2106:1977 về Sản phẩm dệt - Ký hiệu sử dụng do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5071:2007 (ISO 5084 : 1996) về Vật liệu dệt - Xác định độ dày của vật liệu và sản phẩm dệt
- Số hiệu: TCVN5071:2007
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2007
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra