Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5017-2 : 2010

ISO 857-2 : 2005

HÀN VÀ CÁC QUÁ TRÌNH LIÊN QUAN - TỪ VỰNG - PHẦN 2: CÁC QUÁ TRÌNH HÀN VẢY MỀM, HÀN VẢY CỨNG VÀ CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN

Welding and allied processes - Vocabulary - Part 2: Soldering and brazing processes and related terms

Lời nói đầu

TCVN 5017-2 : 2010 hoàn toàn tương đương với ISO 857-2 : 2005.

TCNV 5017-2 : 2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 44 Quá trình hàn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 5017-2 : 2010 (ISO 857) Hàn và các quá trình liên quan - Từ vựng bao gồm 2 phần:

- Phần 1 (ISO 857-1 : 1998): Các quá trình hàn kim loại.

- Phần 2 (ISO 857-2 : 2005): Các quá trình hàn vảy mềm, hàn vảy cứng và các thuật ngữ liên quan.

 

HÀN VÀ CÁC QUÁ TRÌNH LIÊN QUAN - TỪ VỰNG - PHẦN 2: CÁC QUÁ TRÌNH HÀN VẢY MỀM, HÀN VẢY CỨNG VÀ CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN

Welding and allied processes - Vocabulary - Part 2: Soldering and brazing processes and related terms

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ, định nghĩa dùng cho các quá trình hàn vảy mềm (hàn bằng kim loại điền đầy dễ chảy) và hàn vảy cứng (hàn bằng kim loại điền đầy khó chảy).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 4063 Hàn và các quá trình liên quan - Danh mục các quá trình và số hiệu tham chiếu.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Hàn vảy mềm/hàn vảy cứng

Các quá trình liên kết trong đó vật liệu điền đầy nóng chảy được dùng có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của vật liệu cơ bản, nó thấm ướt vào các bề mặt của vật liệu cơ bản được đốt nóng và trong quá trình hoặc sau khi đốt nóng, được hút vào (hoặc, nếu được đặt vào trước thì được giữ lại) trong khe hở hẹp giữa các chi tiết được nối với nhau.

CHÚ THÍCH 1: Các quá trình này thường được thực hiện với kim loại nhưng cũng có thể được thực hiện với các vật liệu phi kim loại. Vật liệu điền đầy luôn có thành phần hóa học khác với thành phần hóa học của các chi tiết được nối với nhau.

CHÚ THÍCH 2: Nếu quá trình được thực hiện không có lực hút mao dẫn thì đó thường là quá trình hàn bằng kim loại điền đầy khó chảy (hàn vảy cứng).

3.1.1. Hàn vảy mềm

Quá trình liên kết sử dụng kim loại điền đầy có nhiệt độ nóng chảy không lớn hơn 450 oC.

3.1.2. Hàn vảy cứng

Quá trình liên kết sử dụng kim loại điền đầy có nhiệt độ nóng chảy lớn hơn 450 oC.

3.1.3. Phủ

Làm lắng đọng một lớp hoặc các lớp vật liệu trên một bề mặt để đạt được các tính chất và/hoặc kích thước mong muốn.

3.1.4. Rải kim loại điền đầy và điền đầy khe hở

3.1.4.1. Thấm ướt

Rải và làm bám dính một lớp mỏng liên tục của kim loại điền đầy nóng chảy trên các bề mặt của các chi tiết được nối với nhau.

3.1.4.2. Bóc lớp kim loại điền đầy

Tách lớp vật liệu điền đầy đông kết mặc dù đã được rải trên các bề mặt của các chi tiết được nối với nhau nhưng đã không tạo ra được sự liên kết tốt do việc làm sạch hoặc phủ thuốc hàn không đạt yêu cầu.

3.1.4.3. Đường kim loại nóng chảy

Quãng đường mà ki

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5017-2:2010 (ISO 857-2 : 2005) về Hàn và các quá trình liên quan - Từ vựng - Phần 2: Các quá trình hàn vảy mềm, hàn vảy cứng và các thuật ngữ liên quan

  • Số hiệu: TCVN5017-2:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản