Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 4396-3:2018

ISO 9934-3:2015

THỬ KHÔNG PHÁ HỦY - THỬ HẠT TỪ - PHẦN 3: THIẾT BỊ

Non-destructive testing - Magnetic particle testing - Part 3: Equipment

Lời nói đầu

Bộ tiêu chuẩn TCVN 4396:2018 thay thế TCVN 4396:1986.

TCVN 4396-3:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 9934-3:2015.

TCVN 4396-3:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 135 Thử không ph hủy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 4396 (ISO 9934) Thử không ph hủy - Thử hạt từ bao gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 4396-1:2018 (ISO 9934-1:2015), Phần 1: Nguyên lý chung;

- TCVN 4396-2:2018 (ISO 9934-2:2015), Phần 2: Phương tiện phát hiện;

- TCVN 4396-3:2018 (ISO 9934-3:2015), Phần 3: Thiết bị.

 

THỬ KHÔNG PHÁ HỦY - THỬ HẠT TỪ - PHẦN 3: THIẾT BỊ

Non-destructive testing - Magnetic particle testing - Part 3: Equipment

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả ba loại thiết bị cho thử hạt từ:

- Thiết bị xách tay hoặc vận chuyển được;

- Lắp đặt cố định;

- Hệ thống thử nghiệm chuyên dụng để thử các chi tiết trên một cơ sở liên tục gồm một chuỗi các trạm xử lý được đặt nối tiếp tạo thành một dây chuyền xử lý.

Thiết bị dùng để từ hóa, khử từ, chiếu sáng, đo lường và theo dõi cũng được mô tả.

Tiêu chuẩn này quy định các tính chất do nhà cung cấp thiết bị cung cấp, các yêu cầu tối thiểu cho áp dụng và phương pháp đo các thông số nhất định. Khi thích hợp, các yêu cầu về đo lường và hiệu chuẩn và các kiểm tra trong sử dụng cũng được quy định.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bổ sung, sửa đổi (nếu có).

TCVN 4255 (IEC 60529), Cấp bảo vệ bằng v ngoài (mã IP);

TCVN 4396-1 (ISO 9934-1), Thử không phá hủy - Thử hạt từ - Phần 1: Nguyên lý chung;

TCVN 5880 (ISO 3059), Thử không phá hủy - Thử thẩm thấu và thử hạt từ- Điều kiện quan sát;

EN 10250-2, Open Steel die forgings for general engineering purposes - Non-alloy quality and special steels (Vật rèn khuôn thép hở cho mục đích kỹ thuật chung - Thép chất lượng không hợp kim và đặc biệt).

3  Yêu cầu an toàn

Thiết kế của thiết bị phải tính đến tất cả các quy định quốc gia, quốc tế và khu vực bao gồm các yêu cầu về sức khỏe, an toàn, điện và môi trường.

4  Loại thiết bị

4.1  Nam châm điện xách tay (AC 1))

4.1.1  Quy định chung

Nam châm điện xách tay (gông từ) tạo ra từ trường giữa hai cực. Khi thử theo TCVN 4396-1 (ISO 9934-1), chỉ nên dùng nam châm điện DC 1) nếu được thỏa thuận tại thời điểm yêu cầu và đặt hàng.

Việc từ hóa phải được xác định bằng đo cường độ từ trường tiếp tuyến, Ht, tại tâm của đường nối các tâm của các mặt cực của nam châm điện với các bộ mở rộng cực khi được sử dụng. Nam châm điện với khoảng cách cực, s, được đặt trên một tấm thép như thể hiện trên Hình 1. Tấm này phải có kích thước (500 ± 25) mm x (250 ± 13) mm x (10 ± 0,5) mm và phải là thép phù hợp với C 22 (1.0402) của EN 10250-2. Kiểm tra chức năng định kỳ có thể được thực hiện bằng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4396-3:2018 (ISO 9934-3:2015) về Thử không phá hủy - Thử hạt từ - Phần 3: Thiết bị

  • Số hiệu: TCVN4396-3:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản