Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13536:2022

BÊ TÔNG - PHƯƠNG PHÁP SIÊU ÂM XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN

Concrete - Ultrasonic method to estimate compressive strength

Lời nói đầu

TCVN 13536:2022 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn GOST 17624-2012 Concrete. Ultrasonic method for strength determination.

TCVN 13536:2022 và TCVN 13537:2022 thay thế TCVN 9357:2012

TCVN 13538:2022 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học vả Công nghệ công bố.

 

BÊ TÔNG - PHƯƠNG PHÁP SIÊU ÂM XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN

Concrete - Ultrasonic method to estimate compressive strength

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp sử dụng siêu âm để xác định cường độ chịu nén của bê tông thường, bê tông nhẹ cốt liệu rỗng trên các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối cũng như đúc sẵn.

Kiểm tra và đánh giá bê tông theo cường độ chịu nén thực hiện theo quy định trong TCVN 10303:2014.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 3105:2022, Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.

TCVN 3118:2022, Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén.

TCVN 5574:2018, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 10303:2014, Bê tông - Kiểm tra và đánh giá cường độ chịu nén.

TCVN 12252:2020, Bê tông - Phương pháp xác định cường độ bê tông trên mẫu lấy từ kết cấu.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong TCVN 5574:2018, TCVN 10303:2014 và các thuật ngữ định nghĩa sau:

3.1

Phương pháp siêu âm xác định cường độ chịu nén (ultrasonic method to estimate compressive strength)

Phương pháp không phá hủy xác định cường độ chịu nén dựa trên cơ sở mối tương quan giữa vận tốc xung siêu âm với cường độ.

3.2

Chỉ số gián tiếp (nondirect index)

Tốc độ, thời gian truyền xung siêu âm hoặc chỉ số khác hiển thị trên thiết bị thí nghiệm không phá hủy.

3.3

Đường chuẩn (fitting curve)

Đồ thị hoặc công thức thể hiện quan hệ giữa chỉ số gián tiếp và cường độ bê tông.

3.4

Chiều dài đường truyền (path length )

Khoảng cách giữa tâm điểm của bề mặt đầu phát và tâm điểm của bề mặt đầu thu siêu âm khi hai đầu dò áp lên trên bề mặt bê tông.

3.5

Hệ số quy đổi (conversion coefficient)

Hệ số sử dụng để quy đổi kết quả xác định cường độ dựa trên đường chuẩn được xây dựng trước đó hoặc đường chuẩn chung theo kết quả thí nghiệm thực tế.

4  Quy định chung

4.1  Phương pháp siêu âm được sử dụng để xác định cường độ chịu nén của bê tông ở tuổi trung gian, tuổi thiết kế hoặc sau tuổi thiết kế.

4.2  Vận tốc xung siêu âm được xác định theo sơ đồ truyền âm trực tiếp hoặc truyền âm gián tiếp (Phụ lục A). Với các kết cấu thi công tại chỗ, áp dụng sơ đồ truyền âm gián tiếp. Sơ đồ truyền âm trực tiếp chỉ áp dụng với các kết cấu thi công tại chỗ khi có

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13536:2022 về Bê tông - Phương pháp siêu âm xác định cường độ chịu nén

  • Số hiệu: TCVN13536:2022
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2022
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản