Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13528-1:2022

THỰC HÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỐT (VIETGAP) - PHẦN 1: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRONG AO

Good Aquaculture Practices (VietGAP) - Part 1: Pond aquaculture

Lời nói đầu

TCVN 13528-1:2022 do Tổng cục Thủy sản biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

THỰC HÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỐT (VIETGAP) - PHẦN 1: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRONG AO

Good Aquaculture Practices (VietGAP) - Part 1: Pond aquaculture

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với thực hành nuôi trồng thủy sản tốt trong ao, bể, đầm, hầm... có thể kiểm soát được các yếu tố đầu vào (sau đây gọi chung là ao), từ khâu chuẩn bị nuôi, thả giống đến khâu thu hoạch để làm thực phẩm.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1

Cơ sở nuôi (aquaculture producer)

Nơi diễn ra hoạt động nuôi trồng thủy sản dùng làm thực phẩm do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ.

2.2

Cơ sở nuôi nhiều thành viên hoặc nhiều địa điểm nuôi (group or multisites)

Cơ sở nuôi có từ hai thành viên hoặc hai địa điểm nuôi trở lên áp dụng chung các quy định nội bộ để triển khai áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt.

2.3

Mối nguy (hazard)

Tác nhân vật lý, hóa học, sinh học có khả năng gây mất an toàn thực phẩm, gây hại cho sức khỏe con người và động vật thủy sản, gây ô nhiễm môi trường, làm giảm chất lượng sản phẩm.

2.4

Nguy cơ (risk)

Khả năng xảy ra và mức độ gây mất an toàn thực phẩm, gây hại cho sức khỏe con người, môi trường và chất lượng sản phẩm do một hoặc nhiều mối nguy gây nên.

2.5

Kiểm tra nội bộ (self-assessment)

Quá trình kiểm tra do cơ sở nuôi tổ chức thực hiện để xác định mức độ thực hiện và duy trì sự phù hợp với VietGAP trong quá trình nuôi trồng.

2.6

VietGAP

Thực hành các biện pháp nhằm đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm, sức khỏe thủy sản nuôi và giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo an toàn cho người lao động.

2.7

Thủy sản biến đổi gen (genetic modified aquatic animal)

Loài thủy sản có cấu trúc di truyền bị thay đổi bởi công nghệ chuyển gen.

3  Nguyên tắc

Các hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

a) Đảm bảo an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn và quy định hiện hành.

b) Đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho thủy sản nuôi bằng cách tạo điều kiện tối ưu về sức khỏe, giảm stress, hạn chế các nguy cơ về dịch bệnh và duy trì môi trường nuôi tốt ở tất cả các khâu của chu trình sản xuất.

c) Đảm bảo có kế hoạch và có trách nhiệm đối với môi trường, theo các quy định của nhà nước và các cam kết quốc tế.

d) Đảm bảo có trách nhiệm với xã hội và an toàn cho người lao động.

4  Các yêu cầu

4.1  Yêu cầu chung

4.1.1  Địa điểm nuôi trồng

4.1.1.1  Địa điểm nuôi trồng phải nằm ở những khu vực ít bị ảnh hưởng hoặc có nguy cơ thấp bởi các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm. Trường hợp địa điểm nuôi trồng nằm ở khu vực có nguy cơ thấp, cơ sở nuôi có biện pháp kiểm soát ảnh hưởng của c

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13528-1:2022 về Thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (VietGAP) - Phần 1: Nuôi trồng thuỷ sản trong ao

  • Số hiệu: TCVN13528-1:2022
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2022
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản