Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13456:2022

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY - PHƯƠNG TIỆN CHIẾU SÁNG SỰ CỐ VÀ CHỈ DẪN THOÁT NẠN - YÊU CẦU THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT

Fire protection - Emergency lighting and Exit sign - Design, installation requirements

Lời nói đầu

TCVN 13456:2022 được xây dựng trên cơ sở tham khảo ISO 30061:2007.

TCVN 13456:2022 do Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chủ trì biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY - PHƯƠNG TIỆN CHIẾU SÁNG SỰ CỐ VÀ CHỈ DẪN THOÁT NẠN - YÊU CẦU THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT

Fire protection - Emergency lighting and Exit sign - Design, installation requirements

1.  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế, lắp đặt phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn được trang bị cho gian phòng, nhà và các công trình xây dựng trong tất cả các giai đoạn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi công năng.

2.  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất (bao gồm cả các sửa đổi).

TCVN 7722-2-22:2013 (IEC 60598-2-22:2008) Đèn điện- Part 2-22: Yêu cầu cụ thể - Đèn điện cho chiếu sáng khẩn cấp;

ISO 3864-1 Graphical symbols - Safety colours and safety signs - Part 1: Design principles for safety signs in workplaces and public areas (Ký hiệu đồ họa - Màu sắc an toàn và dấu hiệu an toàn - Phần 1: Nguyên tắc thiết kế biển báo an toàn nơi làm việc và khu vực công cộng);

TCVN 4379:1989 (ISO 6309:1987) Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn;

TCVN 8092:2009 (ISO 7010:2003) Ký hiệu đồ họa - màu sắc an toàn và biển báo an toàn - biển báo an toàn sử dụng ở nơi làm việc và nơi công cộng;

TCVN 5053:1990 Màu sắc tín hiệu và dấu hiệu an toàn;

3.  Thuật ngữ và định nghĩa

3.1

Đường thoát nạn (escape route)

Đường di chuyển liên tục và không bị chặn từ một điểm bất kỳ trong nhà hoặc công trình đến lối ra bên ngoài.

3.2

Lối ra thoát nạn (exit access)

Lối ra trên đường thoát nạn dẫn ra khu vực an toàn từ khu vực bị cháy, nổ.

3.3

Chiếu sáng sự cố (emergency lighting)

Cung cấp ánh sáng để đảm bảo an toàn cho người sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm hoặc phục vụ giải quyết tình huống nguy hiểm trước khi sơ tán khỏi khu vực đó khi nguồn cung cấp cho chiếu sáng thông thường bị sự cố. Chiếu sáng sự cố bao gồm chiếu sáng đường thoát nạn, chiếu sáng gian phòng và chiếu sáng cho các phương tiện phòng cháy và chữa cháy hoạt động.

3.4

Chiếu sáng đường thoát nạn (escape route lighting)

Cung cấp ánh sáng để đảm bảo dễ dàng nhận biết các đường thoát nạn trong nhà và công trình, đồng thời giúp phát hiện các vật cản trong quá trình thoát nạn.

3.5

Chiếu sáng sự cố gian phòng (open area lighting)

Cung cấp ánh sáng để tránh hoảng sợ khi xảy ra sự cố và đảm bảo cho người tiếp cận đến vị trí có thể phát hiện ra đường thoát nạn (hay còn gọi là chiếu sáng khoảng trống hoặc chiếu sáng chống hoảng loạn).

3.6

Chiếu sáng cho các phương tiện phòng cháy và chữa cháy (emergency lighting for firefighting facilities)

Cung cấp ánh sáng để đảm bảo cho người vận hành, cũng, như người sử dụng có thể thao tác đúng các quy trình hoạt động của phương tiện phòng cháy và chữa cháy bên trong nhà khi xảy ra sự cố.

3.7

Biển báo

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13456:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn - Yêu cầu thiết kế, lắp đặt

  • Số hiệu: TCVN13456:2022
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2022
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản