Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9310-3:2012

ISO 8421-3:1990

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY – TỪ VỰNG - PHẦN 3: PHÁT HIỆN CHÁY VÀ BÁO CHÁY

Fire protection – Vocabulary - Part 3: Fire detection and alarm

Lời nói đầu

TCVN 9310-3:2012 hoàn toàn tương đương với ISO 8421-3:1989.

TCVN 9310-3:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 215 : 1998 (ISO 8421-3:1989) theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b) Khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Bộ TCVN 9310 dưới tiêu đề chung là “Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng” bao gồm những phần sau:

- TCVN 9310-3:2012 (ISO 8421-3:1989) Phần 3: Phát hiện cháy và báo cháy.

- TCVN 9310-4:2012 (ISO 8421-4:1990) Phần 4: Thiết bị chữa cháy.

- TCVN 9310-8:2012 (ISO 8421-8:1990) Phần 8: Thuật ngữ chuyên dùng cho chữa cháy, cứu nạn và xử lý vật liệu nguy hiểm.

Bộ ISO 8421 Fire protection – Vocabulary, còn có các phần sau:

- ISO 8421-1:1987 Part 1: General terms and phenomena of fire.

- ISO 8421-2:1987 Part 2: Structural fire protection.

- ISO 8421-5:1988 Part 5: Smoke control.

- ISO 8421-6:1987 Part 6: Evacuation and means of escape.

- ISO 8421-7:1987 Part 7: Explosion detection and suppression means.

TCVN 9310-3:2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY – TỪ VỰNG - PHẦN 3: PHÁT HIỆN CHÁY VÀ BÁO CHÁY

Fire protection – Vocabulary - Part 3: Fire detection and alarm

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn quy định các thuật ngữ và định nghĩa về phát hiện cháy và báo cháy. Các thuật ngữ chung được nêu trong ISO 8421-1. Trong tiêu chuẩn này các thuật ngữ được trình bày theo thứ tự chữ cái tiếng Anh.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 8124-1:1987, Fire protection – Vocabulary – Part 1: General terms and phenomena (Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Phần 1: Các thuật ngữ chung và các hiện tượng cháy).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Thuật ngữ chung (Trừ đầu báo cháy)

3.1.1. Báo cháy

Báo cháy, được bắt đầu do một người hay một thiết bị tự động thực hiện.

3.1.2. Báo cháy giả

Báo cháy (3.1.1) được coi là giả bởi vì đám cháy được báo đã và đang không tồn tại. Báo cháy giả này có thể do ác ý, nhầm lẫn hay sự cố ngẫu nhiên.

3.1.3. Hệ thống phát hiện và báo cháy tự động

Hệ thống báo cháy (3.1.21) bao gồm các bộ phận phát hiện cháy, kích hoạt báo cháy và kích hoạt các hoạt động khác nếu cần một cách tự động.

CHÚ THÍCH: Hệ thống cũng có thể bao gồm các hộp nút ấn báo cháy bằng thủ công (3.1.14).

3.1.4. Thiết bị phòng cháy chữa cháy tự động

Thiết bị kiểm soát cháy hoặc chữa cháy, ví dụ kiểm soát cửa thoát khói, van chắn, quạt hoặc thiết bị chữa cháy tự động.

3.1.5. Tín hiệu báo cháy tự động

Báo cháy (3.1.1) phát ra từ một thiết bị tự động, có thể nghe thấy và/hoặc nhìn thấy.

3.1.6. Trạm báo cháy trung tâm

Một trung tâm thường xuyên có nhân viên trực, của một tổ chức nằm ngoài khu nhà được b

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9310-3:2012 (ISO 8421-3:1990) về Phòng cháy chữa cháy - Từ vựng - Phần 3: Phát hiện cháy và báo cháy

  • Số hiệu: TCVN9310-3:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản