Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13352:2021

GỖ BIẾN TÍNH - PHƯƠNG PHÁP THỬ CƠ LÝ

Modified wood - Test methods for physical and mechanical specifications

Lời nói đầu

TCVN 13352:2021: do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.

 

GỖ BIẾN TÍNH - PHƯƠNG PHÁP THỬ CƠ LÝ

Modified wood - Test methods for physical and mechanical specifications

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định về phương pháp thử các tính chất vật lý và cơ học đối với các loại gỗ xẻ, gỗ nhiều lớp được sản xuất từ gỗ xẻ hoặc ván mỏng hoặc từ cả gỗ xẻ và ván mỏng được biến tính bằng phương pháp hóa học, thủy - nhiệt và thủy - nhiệt - cơ.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho những sản phẩm được bảo quản với mục đích nâng cao khả năng phòng chống nấm, vi sinh vật và nâng cao khả năng chống cháy.

2  Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có):

TCVN 5694:2014 (ISO 9427:2003), Ván gỗ nhân tạo - Xác định khối lượng riêng;

TCVN 8048-2:2009 (ISO 3131:1975), Gỗ - Phương pháp thử cơ lý - Phần 2: Xác định khối lượng thể tích cho các phép thử cơ lý;

TCVN 8048-3:2009 (ISO 3133:1975), Gỗ - Phương pháp thử cơ lý - Phần 3: Xác định độ bền uốn tĩnh;

TCVN 8048-12:2009 (ISO 3350:1975), Gỗ - Phương pháp thử cơ lý. Phần 12: Xác định độ cứng tĩnh;

TCVN 8328-1:2010 (ISO 12466-1:2007), Ván gỗ dán - Chất lượng dán dính - Phần 1: Phương pháp thử;

TCVN 10572-1:2014 (ISO 10033-1:2011), Gỗ nhiều lớp (LVL) - Chất lượng dán dính - Phần 1: Phương pháp thử;

TCVN 12446:2018 (ISO 16978:2003), Ván gỗ nhân tạo - Xác định môđun đàn hồi khi uốn và độ bền uốn.

3  Thuật ngữ, định nghĩa

Tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1

Gỗ biến tính (Modified wood)

Gỗ đã thay đổi tính chất (có biến đổi kích thước đối với trường hợp có nén ép) so với ban đầu dưới tác động hóa học, cơ học, vật lý nhằm cải thiện tính chất gỗ để đáp ứng được mục tiêu sử dụng.

3.2

Biến tính hóa học gỗ (Chemical modification)

Quá trình diễn ra phản ứng hóa học của hóa chất (tác nhân hóa học) với các nhóm hydroxyl trong cấu trúc cao phân tử của vách tế bào gỗ. Từ đó tạo ra các liên kết cộng hóa trị bền vững giữa hóa chất và vách tế bào gỗ nhằm cải thiện các nhược điểm của gỗ như tăng độ bền, độ ổn định kích thước.

3.3

Biến tính thủy - nhiệt (Thermo - hydro modification)

Quá trình làm thay đổi một số tính chất vật lý, cơ học, sinh học của gỗ dưới tác dụng của nhiệt độ cao khi xử lý gỗ trong môi trường nước hoặc hơi nước. Nhiệt độ của môi trường trong biến tính nhiệt cho gỗ dao động từ 180 °C đến 260 °C. Ở nhiệt độ thấp hơn 140°C, tính chất của vật liệu gỗ thay đổi không đáng kể, nhưng nếu nhiệt độ cao hơn 300°C, gỗ sẽ bị phá hủy nghiêm trọng, đặc biệt là cường độ gỗ.

3.4

Biến tính thủy - nhiệt - cơ (Thermo - hydro - mechanical modification)

Tác động làm tăng mật độ (tăng khối lượng riêng của gỗ) dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và nén cơ học.

3.5

Ván mỏng (Veneer)

Tấm gỗ mỏng có chiề

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13352:2021 về Gỗ biến tính - Phương pháp thử cơ lý

  • Số hiệu: TCVN13352:2021
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2021
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản