Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12593:2018

ISO/TR 21102:2013

DU LỊCH MẠO HIỂM - NGƯỜI HƯỚNG DẪN - NĂNG LỰC CÁ NHÂN

Adventure tourism - Leaders - Personnel Competence

Lời nói đầu

TCVN 12593:2018 hoàn toàn tương đương với ISO/TR 21102:2013

TCVN 12593:2018 do Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

0.1  Du lịch mạo him

Du lịch mạo hiểm là loại hình du lịch đặc thù, ngày càng phát triển và dần có vị thế quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch toàn cầu. Dù được tổ chức dưới hình thức là hoạt động thương mại hay phi lợi nhuận hay từ thiện, các hoạt động du lịch mạo hiểm đều có yếu tố thử thách và rủi ro. Để có thể tối đa hóa những lợi ích mang lại, các đơn vị tổ chức hoạt động du lịch mạo hiểm cần phải vận hành một cách an toàn nhất có thể.

TCVN 12592:2018 (ISO 21101:2014), TCVN 12593:2018 (ISO/TR 21102:2013) và TCVN 12594:2018 (ISO 21103:2014) đưa ra những hướng dẫn cơ bản trong hoạt động du lịch mạo hiểm để lập kế hoạch, trao đổi thông tin và tổ chức hoạt động du lịch mạo hiểm một cách an toàn.

Việc áp dụng hiệu quả các tiêu chuẩn quốc gia này sẽ giúp cho khách du lịch có sự lựa chọn tốt nhất về các hoạt động và nhà cung cấp.

0.2  Các tiêu chuẩn du lịch mạo hiểm

Mục đích của các tiêu chuẩn về du lịch mạo hiểm là đưa ra các yêu cầu tối thiểu cho hệ thống quản lý an toàn và trao đổi thông tin với người tham gia. Các tiêu chuẩn này là độc lập vì chúng áp dụng cho chủ thể khác nhau của du lịch mạo hiểm.

- TCVN 12592:2018 (ISO 21101:2014) quy định các yêu cầu cơ bản về đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch mạo hiểm của nhà cung cấp;

- TCVN 12594:2018 (ISO 21103:2014) quy định các thông tin tối thiểu cần được trao đổi với những người tham gia và những khách hàng tiềm năng trước, trong và sau khi tham gia hoạt động du lịch mạo hiểm để bảo đảm an toàn.

- Tiêu chuẩn này đưa ra các năng lực tối thiểu của những người hướng dẫn hoạt động du lịch mạo hiểm.

0.3  Mục đích của tiêu chuẩn này

Năng lực của người hướng dẫn để tổ chức hoạt động du lịch mạo hiểm và chịu trách nhiệm cho những người tham gia là một yếu tố quan trọng để đảm bảo các hoạt động du lịch mạo hiểm được tổ chức một cách an toàn. Năng lực cá nhân của người hướng dẫn không chỉ là các kỹ năng mà còn bao gồm kiến thức và thái độ.

Các hoạt động du lịch mạo hiểm khác nhau (chèo thuyền, leo núi, đổ thác, và các hoạt động khác) yêu cầu phải có các dạng năng lực khác nhau. Tuy nhiên, có những năng lực chung cho tất cả các hoạt động du lịch mạo hiểm. Những năng lực chung này (và những kết quả dự kiến tương ứng) là trọng tâm của tiêu chuẩn này.

Người hướng dẫn có thẩm quyền trong các hoạt động du lịch mạo hiểm được gợi ý khuyến khích sử dụng tiêu chuẩn này để tham khảo.

 

DU LỊCH MẠO HIỂM - NGƯỜI HƯỚNG DẪN - NĂNG LỰC CÁ NHÂN

Adventure tourism - Leaders - Personnel Competence

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này chỉ ra những năng lực cần thiết và các kết quả cần đạt được liên quan đến năng lực của những người hướng dẫn cho tất cả các loại hoạt động du lịch mạo hiểm.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các huấn luyện viên hoạt động du lịch mạo hiểm dưới nước vì hoạt động này có các tiêu chuẩn cụ thể khác.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.

2.1

Năng lực (competence)

Khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng để đạt

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12593:2018 (ISO/TR 21102:2013) về Du lịch mạo hiểm - Người hướng dẫn - Năng lực cá nhân

  • Số hiệu: TCVN12593:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản