Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12340-2018

ISO 22649:2016

GIẦY DÉP - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐẾ TRONG VÀ LÓT MẶT - ĐỘ HẤP THỤ VÀ ĐỘ GIẢI HẤP NƯỚC

Footwear - Test methods for insoles and insocks - Water absorption and desorption

Lời nói đầu

TCVN 12340:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 22649:2016.

TCVN 12340:2018 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giầy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIẦY DÉP - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐẾ TRONG VÀ LÓT MẶT - ĐỘ HẤP THỤ VÀ ĐỘ GIẢI HẤP NƯỚC

Footwear - Test methods for insoles and insocks - Water absorption and desorption

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp xác định độ hấp thụ và độ giải hấp nước của đế trong và lót mặt, không kể loại vật liệu sử dụng.

Các phương pháp thử này như sau:

- Phương pháp A: Xác định độ hấp thụ và độ giải hấp nước tĩnh của đế trong và lót mặt

- Phương pháp B: Xác định độ hấp thụ và độ giải hấp nước động của đế trong và lót mặt.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 10071 (ISO 18454), Giầy dép - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử giầy dép và các chi tiết của giầy dép

TCVN 10440 (ISO 17709), Giầy dép - Vị trí lấy mẫu, chun bị và khoảng thời gian điều hòa mẫu và mẫu thử

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Độ hấp thụ nước (water absorption)

Phần khối lượng gia tăng trên đơn vị diện tích của mẫu thử do hấp thụ nước trong một hoặc nhiều khoảng thời gian thử quy định.

3.2

Độ giải hấp nước (water desorption)

Tỷ lệ phần trăm khối lượng mẫu thử bị thất thoát, được tính theo khối lượng nước đã hấp thụ.

3.3

Bề mặt (surface)

Vị trí có thể nhìn thấy được của vật liệu khi sử dụng giầy.

4  Thiết bị, dụng cụ và vật liệu

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ sau:

4.1  Phương pháp A

4.1.1  Cân thử nghiệm, chính xác đến 0,001 g.

4.1.2  Dao cắt hình vuông, để cắt mẫu thử có kích thước (50 ± 1) mm x (50 ± 1) mm. Mặt trong của dao cắt phải hướng ra ngoài từ mép cắt và tạo thành góc xấp xỉ 5° so với chiều thẳng đứng sao cho khi cắt mẫu thử, dao cắt đi qua mẫu mà không làm hư hại mép của mẫu thử.

4.1.3  Giấy lọc.

4.1.4  Nước cất.

4.1.5  Cốc có mỏ hoặc bình chứa, có đáy phẳng và các kích thước phù hợp.

4.1.6  Thước kẹp có du xích, có thể đo chính xác đến 0,2 mm.

4.2  Phương pháp B

4.2.1  Thiết bị, dụng cụ (như thể hiện trong Hình 1), bao gồm như sau:

4.2.1.1  Con lăn bằng đồng (A), có đường kính (120 ± 1) mm và độ dày (50 ± 1) mm, được đặt phía trên mẫu thử (B).

4.2.1.2  Bệ nâng (C) được phủ, có mặt trên ráp và có các lỗ thủng đủ để cho mặt này được giữ ướt bởi dòng nước qua bệ nâng. Mặt trên của bệ nâng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12340:2018 (ISO 22649:2016) về Giầy dép - Phương pháp thử đế trong và lót mặt - Độ hấp thụ và độ giải hấp nước

  • Số hiệu: TCVN12340:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản