Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10085:2019

ISO 20867:2018

GIẦY DÉP - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐẾ TRONG - ĐỘ BỀN GIỮ ĐINH ĐÓNG GÓT

Footwear- Test methods for insoles - Heel pin holding strength

Lời nói đầu

TCVN 10085:2019 hoàn toàn tương đương với ISO 20867:2018.

TCVN 10085:2019 thay thế TCVN 10085:2013.

TCVN 10085:2019 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giầy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIY DÉP - PHƯƠNG PHÁP THỬ Đ TRONG - ĐỘ BỀN GIỮ ĐINH ĐÓNG GÓT

Footwear- Test methods for insoles - Heel pin holding strength

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định khả năng giữ đinh đóng gót của chi tiết đế trong và khả năng ngăn ngừa đầu của đinh đóng gót bị kéo ra khỏi chi tiết đế trong.

Phương pháp này áp dụng cho đế trong được sử dụng ở phần hậu giầy dép có gót được gắn vào từ bên trong, và cũng áp dụng cho các chi tiết gót được gắn từ phía ngoài, tại chỗ có sử dụng các phủ gót và được gắn bằng đinh đóng gót.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 10071 (ISO 18454), Giầy dép - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử giầy dép và các chi tiết của giầy dép

TCVN 10440 (ISO 17709), Giầy dép - Vị trí lấy mẫu, chuẩn bị và khoảng thời gian điều hòa mẫu và mẫu thử

ISO 5893, Rubber and plastics test equipment - Tensile, flexural and compression types (constant rate of traverse) - Specification [Thiết bị thử cao su và chất dẻo - Loại kéo, uốn cong và nén (tốc độ của trục ngang không đổi) - Yêu cầu kỹ thuật]

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau

3.1

Độ bền giữ đinh đóng gót (heel pin holding strength)

Lực cần để kéo đầu đinh đóng gót mô phỏng đi qua vật liệu đế trong.

4  Thiết bị, dụng cụ và vật liệu

Phải sử dụng các thiết bị, dụng cụ và vật liệu sau:

4.1  Máy khoan

Máy khoan, được lắp mũi khoan xoắn, đường kính 2,0 mm ± 0,1 mm.

4.2  Thiết bị thử kéo (Lực kế)

Thiết bị thử kéo phải tuân theo các yêu cầu của ISO 5893, có độ chính xác tương ứng với cấp độ B, với tốc độ kéo không đổi 100 mm/min ± 20 mm/min. Nên sử dụng bộ phận ghi biểu đồ lực tự động hoặc bộ phận có kim chỉ lực tối đa.

4.3  Bộ phận gá lắp với lực kế, bao gồm hai phần sau:

a) Tấm cứng đỡ mẫu thử, có một lỗ hình tròn đường kính 12 mm và một bộ phận liên kết với hệ thống đo lực, sao cho đường thẳng tác dụng lực trong khi thử đi qua tâm của lỗ và vuông góc với tấm cứng.

b) Bộ phận nối với hệ thống dẫn hướng, gồm bộ phận đẩy thanh kéo qua mẫu thử; phần dẫn của thanh gồm một cán có đường kính 2 mm, và phần còn lại là một đầu có đường kính 4,0 mm ± 0,2 mm, hai phần này nối với nhau tại vai trục ở dạng một mặt phẳng vuông góc với trục của thanh kéo (các kích thước này tương ứng với các kích thước của đinh đóng gót cỡ chuẩn 8 mm x 14 mm).

Bộ phận gá lắp kết hợp phải được thiết kế để đảm bảo trục của thanh kéo đi qua tâm của lỗ trên tấm đỡ mẫu thử (xem Hình 1)

4.4  Đồng hồ đo vi lượng dạng số, tuân theo các yêu cầu sau:

Đồng hồ đo phả

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10085:2019 (ISO 20867:2018) về Giầy dép - Phương pháp thử đế trong - Độ bền giữ đinh đóng gót

  • Số hiệu: TCVN10085:2019
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2019
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản