Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12317 : 2018

CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU - ĐÁNH GIÁ AN TOÀN ĐÊ SÔNG

Dyke works - River dike safety evaluation

Lời nói đầu

TCVN 12317 : 2018 do Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi biên soạn, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU - ĐÁNH GIÁ AN TOÀN ĐÊ SÔNG

Dyke works - River dike safety evaluation

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này hướng dẫn đánh giá an toàn đê sông cấp III, cấp II, cấp I và cấp đặc biệt. Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho đê sông cấp IV và cấp V.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4253 Công trình thủy lợi - Nền các công trình thủy công - Tiêu chuẩn thiết kế;

TCVN 5574 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Yêu cầu thiết kế;

TCVN 9902 Công trình thủy lợi - Yêu cầu thiết kế đê sông.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, ngoài sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 9902 còn sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Kiểm tra đê sông (Dyke inspection)

Hoạt động đánh giá khả năng làm việc, tình trạng hư hỏng của đê và các công trình liên quan thông qua phân tích, đánh giá tài liệu kỹ thuật sẵn có; tài liệu đo đạc, quan trắc và kết quả kiểm tra trực quan tại hiện trường.

Kiểm tra tình hình hiện trạng công trình đê, tình hình an toàn kết cấu, ảnh hưởng của các công trình giao cắt đối với an toàn công trình đê, điều kiện quản lý vận hành, phân tích các tài liệu về thiết kế, khảo sát, thi công và quản lý vận hành.

3.2

Kiểm định an toàn đê (Dyke recognition)

Hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình, công tác quản lý, khả năng an toàn theo các tiêu chuẩn nhằm xác định mức độ an toàn của đê.

3.3.

Đánh giá tổng hợp an toàn đê (Dyke safety evaluation)

Căn cứ vào đơn nguyên đánh giá an toàn, trên cơ sở tổng kết đánh giá của từng hạng mục, đưa ra ý kiến đánh giá tổng hợp và xếp loại mức độ an toàn đê.

3.4.

Phân loại an toàn (Safety level classification)

Mức độ để đánh giá an toàn cho từng tiêu chí và mức độ an toàn đê được quy định trong tiêu chuẩn này. Mức độ an toàn cho từng tiêu chí được chia thành 03 mức: mức A, mức B, mức C; đánh giá tổng hợp an toàn đê được chia thành 03 loại: loại 1, loại 2, loại 3.

4  Quy định chung

4.1  Phân cấp công trình đê sông thực hiện theo Luật Đê điều.

4.2  Để đánh giá an toàn của một tuyến đê sông, cần đánh giá theo từng đoạn (đơn nguyên), sau đó tiến hành kiểm tra và kiểm định hiện trạng công trình theo yêu cầu thiết kế và yêu cầu của TCVN 9902.

4.3  Xác định đơn nguyên tiến hành đánh giá:

Đơn nguyên đánh giá là đoạn đê điển hình đại diện cho tuyến đê đánh giá mức độ an toàn, đơn nguyên đánh giá nên bao gồm các công trình giao cắt. Để nâng cao tính hợp lý và tính khả thi của công tác đánh giá, chiều dài đơn nguyên đánh giá thường không vượt quá 10 km. Các đoạn đê phù hợp với 1 trong các điều kiện sau có thể tính là 1 đơn nguyên đánh giá:

- Đoạn đê trong cùng một dự án thiết kế;

- Đoạn đê liên tục cùng một đơn vị quản lý hành chính;

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12317:2018 về Công trình đê điều - Đánh giá an toàn đê sông

  • Số hiệu: TCVN12317:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản