Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8481 : 2010

CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU - YÊU CẦU VỀ THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH

Dyke work - Demand for element and volume of topographic survey

Lời nói đầu

TCVN 8481 : 2010 được chuyển đổi từ 14TCN 165: 2006 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8481 : 2010 do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG TRÌNH ĐÊ - YÊU CẦU VỀ THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH

Dyke work - Demand for element and volume of topographic survey

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định thành phần, khối lượng công tác khảo sát địa hình công trình đê .

2  Tài liệu viện dẫn

TCVN 8478 : 2010, Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng kho sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế;

TCVN 8226 : 2009, Công trình thủy li - Các quy định ch yếu về khảo sát mặt cắt và bình đồ địa hình các tỷ lệ từ 1/200 đến 1/5000;

3  Thuật ngữ và định nghĩa

3.1

Công trình đê điều (Dyke work)

1. Đê điều là hệ thống công trình bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và công trình phụ trợ.

2. Đê sông là đê ngăn nước lũ qua sông.

3. Đê biển là đê ngăn nước biển.

4. Đê cửa sông là đê chuyển tiếp giữa đê sông với đê biển hoặc bờ biển.

5. Đê bao là đê bảo vệ cho một khu vực riêng biệt.

6. Đê bối là đê bảo vệ cho một khu vực nằm ở phía sông của đê sông.

7. Đê chuyên dùng là đê bảo vệ cho một loại đối tượng riêng biệt.

8. Kè bảo vệ đê là công trình xây dựng nhằm chống sạt lở đê bảo vệ đê

9. Cống qua đê là công trình xây dựng qua đê dùng để cấp nước, thoát nước hoặc kết hợp giao thông thủy.

10. Công trình phụ trợ: là công trình phục vụ việc quản lý bảo vệ đê điều, bao gồm: công trình tràn sự cố, cột mốc trên đê, cột chỉ giới, biển báo đê điều, cột thủy chí, giếng giảm áp, trạm và thiết bị quan trắc, điểm canh đê, kho bãi vật tư dự phòng, trụ sở hạt quản lý đê...

3.2

Các giai đoạn lập dự án và thiết kế (Design stages)

Tuân theo nghị định của chính phủ về "Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình" số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009.

3.3

Lưới khống chế mặt bằng (Horizontal control network)

Là chỉ các đồ hình mặt bằng như lưới tam giác, đa giác, các tuyến đường chuyền khép kín, giao nhau qua các điểm nút tạo thành lưới, hệ thống giao hội giải tích..., nhằm xác định vị trí tọa độ (X,Y) các điểm khống chế trong hệ quy chiếu cụ thể.

3.4

Lưới khống chế độ cao (Elevation network)

Chỉ các tuyến khống chế độ cao theo các dạng khép kín, phù hợp, xuất phát từ các mốc cao độ quốc gia (hoặc điểm gốc giả định - khi được chủ đầu tư cho phép) nhằm xác định độ cao các điểm địa hình, địa vật trong hệ thống cao độ quốc gia (hoặc hệ giả định khi chủ đầu tư cho phép).

3.5

Lưới khép kín (Close network)

Chỉ lưới mặt bằng hoặc độ cao xuất phát từ một điểm gốc, khép về chính điểm gốc đó. Trong đó lưới mặt bằng phải có yếu tố phương vị biết trước (đo hoặc tính ngược từ hai điểm cho trước).

3.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 về công trình đê điều – Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình

  • Số hiệu: TCVN8481:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản