Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12077:2017

EN 14569:2004

THỰC PHẨM - PHÁT HIỆN THỰC PHẨM CHIẾU XẠ BẰNG KỸ THUẬT SÀNG LỌC VI SINH VẬT SỬ DỤNG CÁC QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ NỘI ĐỘC TỐ/ĐỊNH LƯỢNG TỔNG VI KHUẨN GRAM ÂM (LAL/GNB)

Foodstuffs - Microbiological screening for irradiated food using LAL/GNB procedures

Lời nói đầu

TCVN 12077:2017 hoàn toàn tương đương với EN 14569:2004;

TCVN 12077:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F5 Vệ sinh thực phẩm và chiếu xạ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THỰC PHẨM - PHÁT HIỆN THỰC PHẨM CHIẾU XẠ BẰNG KỸ THUẬT SÀNG LỌC VI SINH VẬT SỬ DỤNG CÁC QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ NỘI ĐỘC TỐ/ĐỊNH LƯỢNG TỔNG VI KHUẨN GRAM ÂM (LAL/GNB)

Foodstuffs - Microbiological screening for irradiated food using LAL/GNB procedures

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp sàng lọc vi sinh vật gồm hai quy trình, được thực hiện song song. Phương pháp này cho phép xác định sự bất thường của vi sinh vật trong thịt gia cầm. Sự có mặt một lượng lớn quần thể các vi sinh vật đã chết trong một số trường hợp nhất định, có thể giả định do xử lý chiếu xạ, nghĩa là các kết quả của quy trình xác định nồng độ nội độc tố (endotoxin) có trong mẫu thử bằng thử nghiệm dùng chất phân giải tế bào máu con sam biển [Limulus amoebocyte lysate (LAL) test] và các kết quả của quy trình định lượng tổng vi khuẩn Gram âm (GNB) có trong mẫu thử là không đặc trưng cho chiếu xạ. Do đó, cần khẳng định kết quả là dương tính sử dụng phương pháp chuẩn để phát hiện thực phẩm chiếu xạ, ví dụ: TCVN 7408 (EN 1784) [1], TCVN 7409 EN 1785 [2] hoặc TCVN 7410 (EN 1786) [3].

Phương pháp sàng lọc này đã được thử nghiệm thành công trong các thử nghiệm liên phòng [4], [5], [6] và quy trình này thường áp dụng cho toàn bộ hoặc một số bộ phận của gia cầm, ví dụ: ức, chân, cánh tươi, thân thịt ướp lạnh hoặc đông lạnh có hoặc không da.

Phương pháp này cũng có thể cung cấp thông tin về chất lượng vi sinh vật của một sản phẩm trước khi chiếu xạ.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6404 (ISO 7218) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Yêu cầu chung và hướng dẫn kiểm tra vi sinh vật.

TCVN 8128-1 (ISO/TS 11133-1)*) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Hướng dẫn chuẩn bị và sản xuất môi trường nuôi cấy - Phần 1: Hướng dẫn chung về đảm bảo chất lượng đối với việc chuẩn bị môi trường nuôi cấy trong phòng thử nghiệm.

3  Nguyên tắc

Phương pháp này xác định số lượng vi khuẩn Gram âm còn sống có mặt trong mẫu thử và nồng độ nội độc tố có trên bề mặt vi khuẩn Gram âm như các lipopolysaccharid (LPS), dùng làm phép đo để ước lượng số lượng tổng vi khuẩn Gram âm, gồm cả vi khuẩn còn sống và đã chết (Hình C.1). Nếu chênh lệch giữa các kết quả là cao thì giả định rằng mẫu đã được xử lý bằng phương pháp bảo quản, có thể đã xử lý bằng bức xạ ion hoá.

4  Quy trình

Cần tiến hành hai quy trình sau:

Quy trình 1: Định lượng tổng vi khuẩn Gram âm (GNB) có trong mẫu thử (theo Phụ lục A)

Quy trình 2: Xác định nồng độ nội độc tố có trong mẫu thử bằng thử nghiệm Limulus amoebocyte lysate (LAL) (theo Phụ lục B).

Các mẫu phải được phân tích ngay khi nhận được (bằng cả GNB và LAL) để giảm sự gia tăng của vi khuẩn

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12077:2017 (EN 14569:2004) về Thực phẩm - Phát hiện thực phẩm chiếu xạ bằng kỹ thuật sàng lọc vi sinh vật sử dụng các quy trình xác định nồng độ nội độc tố/định lượng tổng vi khuẩn gram âm (LAL/GNB)

  • Số hiệu: TCVN12077:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản