Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12053:2017

CAC/RCP 74-2014

QUY PHẠM THỰC HÀNH KIỂM SOÁT CỎ DẠI ĐỂ NGĂN NGỪA VÀ GIẢM THIỂU NHIỄM ALKALOID PYRROLIZIDINE TRONG THỰC PHẨM VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Code of Practice for weed control to prevent and reduce pyrrolizidine alkaloid contamination in food and feed

 

Lời nói đầu

TCVN 12053:2017 tương đương với CAC/RCP 74-2014;

TCVN 12053:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Lời giới thiệu

Alkaloid pyrrolizidine (PA) là độc tố tự nhiên xuất hiện trong rất nhiều loài thực vật khác nhau. Trên toàn thế giới có hơn 6 000 loài thực vật có chứa PA. PA là độc tố tự nhiên phân bố rộng nhất có thể ảnh hưởng đến động vật hoang dã, vật nuôi và con người.

PA gây độc cho gan, đây là cơ quan chính chứa độc tố. Biểu hiện chính do độc tố gây ra trên tất cả các loài động vật gồm các mức độ gây hư hại gan (trung tâm tiểu thùy của tế bào gan bị hoại tử) và bệnh tắc tĩnh mạch. Ngoài ra, Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư (IARC) đã phân thành ba loại PA: lasiocarpine, monocrotaline và riddelliine là “có thể gây ung thư cho người” (Nhóm 2B). Các PA có thể khác nhau về hiệu lực, các hiệu lực tương đối hiện nay chưa biết do thiếu dữ liệu về độc tính qua đường miệng trên các PA đơn lẻ làm cản trở đánh giá nguy cơ đối với các PA.

Nguy cơ đối với con người có thể phát sinh từ việc ăn phải thực phẩm có nguồn gốc thực vật hoặc chất thải của động vật bị nhiễm PA nuôi ở các trang trại làm thiệt hại kinh tế cho người nông dân và cộng đồng nông thôn. Có các tài liệu đề cập đến trường hợp người bị ngộ độc do thực phẩm, một số đã tử vong. Ngoài ra, tiêu thụ ngũ cốc hoặc sản phẩm ngũ cốc (bột mì hoặc bánh mì) có các hạt bị nhiễm PA cũng gây bùng phát ngộ độc. Hơn nữa, các bộ phận của thực vật có chứa các PA đã được xác định có trong thực phẩm chế biến từ cây trồng, ví dụ lá xà lách. PA cũng được tìm thấy trong các sản phẩm có nguồn gốc động vật, ví dụ sữa và trứng, cho thấy PA chuyển từ thức ăn chăn nuôi vào động vật.

Mặc dù thiếu các thông tin có sẵn về độc tính và hiệu lực tương đối của các PA đơn lẻ và sự phơi nhiễm tổng thể với các loại thực phẩm, nhưng sự phơi nhiễm PA trong chế độ ăn uống phải càng thấp càng tốt vì ảnh hưởng của nó đe dọa đến sức khỏe do ăn phải thực phẩm có độc tố này. Để đạt được điều này, cần tiến hành thực hành quản lý nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu nhiễm PA vào thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

Biện pháp thực hành quản lý để ngăn ngừa hoặc giảm sự nhiễm PA vào thực phẩm và thức ăn chăn nuôi có thể bao gồm cả thực hành quản lý cỏ dại (loại bỏ/giảm bớt) nhằm giảm sự phơi nhiễm của động vật dùng làm thực phẩm, bao gồm cả vật nuôi và ong, với thực vật chứa PA và các biện pháp thực hành để giảm sự có mặt của PA trong nguyên liệu và sản phẩm chế biến. Tiêu chuẩn này tập trung vào việc kiểm soát cỏ dại. Việc sử dụng chủ định các loài thực vật có chứa PA cho thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cần phải được chứng minh và có đánh giá thích hợp.

Cần nhấn mạnh rằng việc diệt trừ toàn bộ các thực vật chứa PA hoặc có được hệ sinh thái mong muốn là không khả thi. Ngoài ra, ở trong môi trường bình thường tránh cho động vật ăn cỏ ăn các thực vật có chứa PA. Thông thường, gia súc được chăn thả ở nơi có PA chỉ khi thức ăn bị khan hiếm trong điều kiện hạn hán hoặc khi hết cỏ. Gia súc có thể ăn thực vật chứa PA khi chúng tồn tại ở dạng khô trong thức ăn chăn nuôi. Vì vậy, bên cạnh việc quản lý thông qua kiểm soát cỏ dại cần áp dụng thực hành chăn nuôi tốt.

TCVN 12053:2017 tương đương với CAC/RCP 74-2014 với các thay đổi về biên tập như sau:

CAC/RCP 74-20154

TCVN 12053:2017

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12053:2017 (CAC/RCP 74-2014) về Quy phạm thực hành kiểm soát cỏ dại để ngăn ngừa và giảm thiểu nhiễm alkaloid pyrrolizidine trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi

  • Số hiệu: TCVN12053:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản