Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
PHÁT THẢI NGUỒN TĨNH - XÁC ĐỊNH CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG KHÍ THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ
Measurement of gaseous organic compound emissions by gas chromatography
Lời nói đầu
TCVN 12031:2018 xây dựng trên cơ sở tham khảo EPA Method 18A Measurement of gaseous organic compound emissions by gas chromatography của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ.
TCVN 12031:2018 do Cục Tổng cục môi trường biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
PHÁT THẢI NGUỒN TĨNH - XÁC ĐỊNH CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG KHÍ THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ
Measurement of gaseous organic compound emissions by gas chromatography
CẢNH BÁO Phương pháp này không nên thực hiện bởi những người không am hiểu các đặc tính tính năng của máy sắc ký khí, cũng như những người không am hiểu việc lấy mẫu nguồn. Cần đặc biệt chú ý về việc sử dụng an toàn thiết bị và an toàn lao động trong môi trường dễ cháy nổ.
1.1 Chất phân tích. Tổng các hợp chất hữu cơ thể khí.
1.2 Khả năng áp dụng
1.2.1 Phương pháp này được thiết kế để đo các chất hữu cơ dạng khí phát thải từ nguồn công nghiệp.
Trong khi thiết kế dự định cho các nguồn thải ở mức ppm, thì một số detector lại có khả năng phát hiện các hợp chất ở mức độ môi trường xung quanh, ví dụ, ECD, ELCD và detector ion hóa heli. Một số loại detector khác có độ nhạy và tính ứng dụng cũng có thể nằm trong dải ppb.
1.2.2 Phương pháp này không xác định được các hợp chất (1) là polyme (cao phân tử), (2) có thể polyme hóa trước khi phân tích, hoặc (3) có áp suất hơi rất thấp tại các điều kiện của ống khói hoặc điều kiện của thiết bị.
1.3 Dải đo
Giới hạn dưới của phương pháp này được xác định bởi hệ thống lấy mẫu; Có thể sử dụng các chất hấp phụ để làm giàu mẫu, do đó làm giảm các giới hạn phát hiện dưới 1 phần triệu (ppm) thường đạt được qua việc lấy mẫu giao diện trực tiếp hoặc lấy mẫu túi. Giới hạn trên thu được bằng cách đo bão hòa detector GC hoặc quá tải cột; dải đo trên có thể được mở rộng bằng cách pha loãng mẫu với khí trơ, hoặc bằng cách sử dụng các vòng lấy mẫu khí với lượng nhỏ hơn. Giới hạn trên cũng có thể được điều chỉnh bằng cách ngưng tụ các hợp chất có nhiệt độ sôi cao hơn.
1.4 Độ nhạy
Giới hạn độ nhạy đối với hợp chất được xác định là nồng độ nhỏ nhất có thể phát hiện được của hợp chất đó, hoặc nồng độ tạo ra tín hiệu-nhiễu tỷ lệ 3:1. Nồng độ nhỏ nhất có thể phát hiện được xác định trong quá trình hiệu chuẩn nghiên cứu sơ bộ đối với mỗi hợp chất.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 11303 Phát thải nguồn tĩnh - Lấy mẫu và đo vận tốc
TCVN 11304 Phát thải nguồn tĩnh - Phương pháp phân tích khí khối lượng mol phân tử khí khô
TCVN 11305 Phát thải nguồn tĩnh - Xác định hàm ẩm của khí thải ống khói
TCVN 12029 Phát thải nguồn tĩnh - Xác định lưu lượng thể tích và vận tốc khí ống khói (trong ống hình chữ S)
Các thành phần hữu cơ chính của hỗn hợp khí được tách bằng sắc ký khí (GC) và được định lượng riêng rẽ bằng ion hóa ngọn lửa, ion hóa quang phổ, bắt điện tử, hoặc các nguyên tắc phát hiện thích hợp khác. Thời gian lưu của mỗi thành phần riêng biệt được so sánh với thời gian lưu của các hợp chất đã biết trong các điều kiện giống nhau. Do đó, người phân tí
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8713:2011 (ISO 21258:2010) về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối lượng của dinitơ monoxit (N2O) - Phương pháp tham chiếu: Phương pháp hồng ngoại không phân tán
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6192:2010 (ISO 10396 : 2007) về Phát thải nguồn tĩnh - Lấy mẫu để đo tự động nồng độ khí đối với hệ thống quan trắc lắp đặt vĩnh viễn
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8496:2010 (ISO 15713:2006) về Phát thải nguồn tĩnh - Lấy mẫu và xác định hàm lượng florua thế khí
- 1Quyết định 1385/QĐ-BKHCN năm 2018 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8713:2011 (ISO 21258:2010) về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối lượng của dinitơ monoxit (N2O) - Phương pháp tham chiếu: Phương pháp hồng ngoại không phân tán
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6192:2010 (ISO 10396 : 2007) về Phát thải nguồn tĩnh - Lấy mẫu để đo tự động nồng độ khí đối với hệ thống quan trắc lắp đặt vĩnh viễn
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8496:2010 (ISO 15713:2006) về Phát thải nguồn tĩnh - Lấy mẫu và xác định hàm lượng florua thế khí
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11303:2016 về Phát thải nguồn tĩnh - Lấy mẫu và đo vận tốc
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11304:2016 về Phát thải nguồn tĩnh - Phương pháp phân tích khí khối lượng mol phần tử khí khô
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11305:2016 về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định hàm ẩm của khí thải ống khói
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12029:2018 về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định lưu lượng thể tích và vận tốc khí ống khói (trong ống pitot kiểu S)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12031:2018 về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định các hợp chất hữu cơ trong khí thải bằng phương pháp sắc ký khí
- Số hiệu: TCVN12031:2018
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2018
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra