Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11615:2016

ISO 10376:2011

BỘT GIẤY - XÁC ĐỊNH PHẦN KHỐI LƯỢNG BỘT MỊN

Pulps - Determination of mass fraction of fines

Lời nói đầu

TCVN 11615:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 10376:2011. ISO 10376:2011 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2016 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 11615:2016 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC6 Giấy và sản phẩm giấy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này được xây dựng để xác định phần khối lượng bột mịn của bột giấy hóa học và bột giấy cơ học. Xu hướng nhiều hơn phần bột mịn đi qua sàng lưới trong quá trình tạo tờ bột giấy và được tuần hoàn lại dẫn đến sự tích tụ bột mịn trong hộp. Mức độ tăng dần này là chỉ báo về tính năng duy trì của máy và các tác động, ví dụ sự thoát nước, bịt kín lớp nỉ và tiết kiệm thời gian nạp liệu. Phần khối lượng bột mịn trong bột giấy thường cũng có ảnh hưởng đến tính chất của sản phẩm cuối, ví dụ giấy hoặc các tông.

CHÚ THÍCH  Tiêu chuẩn này xác định được chính xác hơn, nghĩa là có hệ số sai khác của các lần xác định lặp lại nhỏ hơn (xem Phụ lục B), khi so sánh với việc sử dụng thiết bị McNet, trong đó phần khối lượng bột mịn được xác định qua chênh lệch giữa tổng khối lượng và tổng phần xơ sợi (xem tài liệu tham khảo [3]).

 

BỘT GIY - XÁC ĐỊNH PHẦN KHỐI LƯỢNG BỘT MỊN

Pulps - Determination of mass fraction of fines

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp xác định phần khối lượng bột mịn của tất cả các loại bột giấy bằng cách sử dụng tấm kim loại có đục lỗ hoặc dụng cụ phân loại xơ sợi sàng lưới đơn (bình thoát nước động học hoặc dụng cụ tương tự). Quy trình sàng chọn là như nhau với tất cả các loại bột giấy, mặc dù khối lượng mẫu thử và tổng thể tích nước dùng để sàng chọn có thể khác nhau.

CHÚ THÍCH  Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho phần lớn các mẫu giấy, miễn là mẫu thử có thể đánh tơi được hoàn toàn.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn khống ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 9573-1 (ISO 5263-1), Bột giấy - Đánh tơi ướt trong phòng thí nghiệm - Phần 1: Đánh tơi bột giấy hóa học.

TCVN 9573-2 (ISO 5263-2), Bột giấy - Đánh tơi ướt trong phòng thí nghiệm - Phần 2: Đánh tơi bột giấy cơ học tại nhiệt độ 20 °C.

TCVN 9573-3 (ISO 5263-3), Bột giấy - Đánh tơi ướt trong phòng thí nghiệm - Phần 3: Đánh tơi bột giấy cơ học tại nhiệt độ lớn hơn 85 °C.

TCVN 10762 (ISO 4119), Bột giấy - Xác định nồng độ huyền phù bột giấy.

ISO 7213, Pulps - Sampling for testing (Bột giấy - Lấy mẫu để thử)1).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1  Bột mịn (fines)

Phần bột giấy lọt qua sàng (cỡ sàng danh định 76 μm) hoặc qua một tấm có đục lỗ (lỗ có kích thước 76 μm).

CHÚ THÍCH  Không có sai khác nhiều về kết quả thu được khi sử dụng tấm đục lỗ và sàng lưới trong máy phân loại xơ sợi, xem Phụ lục B.

CẢNH BÁO - Nếu mẫu có chứa các chất độn khoảng thì các hạt chất độn này thường có mặt trong phần bột mịn.

4  Nguyên tắc

Mẫu thử được đánh tơi bằng nước vòi.

Huyền phù

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11615:2016 (ISO 10376:2011) về Bột giấy - Xác định phần khối lượng bột mịn

  • Số hiệu: TCVN11615:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản