Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9573-1:2013

ISO 5263-1:2004

BỘT GIẤY - ĐÁNH TƠI ƯỚT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM - PHẦN 1: ĐÁNH TƠI BỘT GIẤY HÓA HỌC

Pulps - Laboratory wet disintegration - Part 1: Disintegration of chemical pulps

Lời nói đầu

TCVN 9573-1:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 5263-1:2004.

TCVN 9573-1:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 6 Giấy và sản phẩm giấy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 9573 (ISO 5263), Bột giấy - Đánh tơi ướt trong phòng thí nghiệm, gồm các phần sau:

- TCVN 9573-1:2013 (ISO 5263-1:2004), Phần 1: Đánh tơi bột giấy hóa học;

- TCVN 9573-2:2013 (ISO 5263-2:2004), Phần 2: Đánh tơi bột giấy cơ học tại nhiệt độ 20°C;

- TCVN 9573-3:2013 (ISO 5263-3:2004), Phần 3: Đánh tơi bột giấy cơ học tại nhiệt độ ≥ 85°C.

 

BỘT GIẤY - ĐÁNH TƠI ƯỚT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM - PHẦN 1: ĐÁNH TƠI BỘT GIẤY HÓA HỌC

Pulps - Laboratory wet disintegration - Part 1: Disintegration of chemical pulps

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định thiết bị và quy trình đánh tơi ướt bột giấy hóa học trong phòng thí nghiệm. Trong một số các tiêu chuẩn khác liên quan đến bột giấy, yêu cầu phải sử dụng thiết bị và quy trình này đối với việc chuẩn bị mẫu thử.

Về nguyên tắc, phương pháp này có thể áp dụng được cho tất cả các loại bột giấy hóa học, bao gồm cả xơ sợi tái chế. Phương pháp này không phù hợp với bột giấy cơ học và một số loại bột giấy có xơ sợi quá dài như bông và các vật liệu tương tự.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 4407 (ISO 638), Giấy, cáctông và bột giấy - Xác định hàm lượng cht khô - Phương pháp sấy khô.

TCVN 8847 (ISO 14487), Bột giấy - Nước tiêu chun sử dụng trong các phép thử vật lý.

ISO 4119, Pulps - Determination of stock concentration (Bột giấy - Xác định nồng độ của huyền phù bột giấy).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Đánh tơi bột giấy hóa học (disintegration of chemical pulp)

Quá trình xử lý cơ học bột giấy trong nước sao cho các bó xơ sợi trong huyền phù bột giấy tách rời nhau mà không làm thay đổi đáng kể các tính chất cấu trúc của nó.

4. Thiết bị, dụng cụ

Các thiết bị, dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm và các thiết bị, dụng cụ sau:

4.1. Máy đánh tơi tiêu chuẩn, như mô tả trong Phụ lục A.

CHÚ THÍCH: Phương pháp kiểm tra máy đánh tơi tiêu chuẩn được trình bày trong Phụ lục B.

4.2. Cân, có khả năng cân với độ chính xác ± 0,2 g.

4.3. Nước tiêu chun, sử dụng cho phép thử vật lý, như quy định trong TCVN 8847 (ISO 14487).

5. Chuẩn bị mẫu thử

Bột giấy cơ học, bột giấy bán hóa, bột giấy hóa cơ phải được đánh tơi theo đúng phương pháp mô tả trong TCVN 9573-2 (ISO 5263-2) hoặc TCVN 9573-3 (ISO 5263-3). Tất cả các loại bột giấ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9573-1:2013 (ISO 5263-1:2004) về Bột giấy - Đánh tơi ướt trong phòng thí nghiệm - Phần 1: Đánh tơi bột giấy hóa học

  • Số hiệu: TCVN9573-1:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản