Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 4407:2010

ISO 638:2008

GIẤY, CÁCTÔNG VÀ BỘT GIẤY - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT KHÔ - PHƯƠNG PHÁP SẤY KHÔ

Paper, board and pulps - Determination of dry matter content - Oven-drying method

Lời nói đầu

TCVN 4407:2010 thay thế TCVN 4407:2001.

TCVN 4407:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 638:2008

TCVN 4407:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 6 Giấy và sản phẩm giấy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Việc xác định hàm lượng chất khô và hàm lượng ẩm được tiến hành cho các mục đích khác nhau.

Tiêu chuẩn này được sử dụng khi cần biết hàm lượng chất khô để tính toán các kết quả phân tích hóa học hoặc phép thử vật lý. Ví dụ cần phải biết hàm lượng chất khô của mẫu để biểu thị hàm lượng các nguyên tố như là catmi và mangan trên cơ sở khối lượng sấy khô của mẫu.

TCVN 1867:2010 (ISO 287:2009)[1] được sử dụng để xác định hàm lượng ẩm trung bình và sự thay đổi hàm lượng ẩm (các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất) của một lô. Trong khi sử dụng giấy và cáctông, hàm lượng ẩm quan trọng do nó có ảnh hưởng đến các quá trình như in và copy. Hàm lượng ẩm cũng ảnh hưởng đến việc cuộn giấy và sự ổn định kích thước.

ISO 4119 [2] được sử dụng trong các quy trình ở phạm vi phòng thí nghiệm hoặc được viện dẫn trong tiêu chuẩn khác khi có yêu cầu xác định nồng độ của bột giấy thể huyền phù trong nước.

 

GIẤY, CÁCTÔNG VÀ BỘT GIẤY - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT KHÔ - PHƯƠNG PHÁP SẤY KHÔ

Paper, board and pulps - Determination of dry matter content - Oven-drying method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp sấy khô để xác định hàm lượng chất khô trong giấy, cáctông và bột giấy.

Phương pháp này áp dụng cho giấy, cáctông và bột giấy không chứa một lượng đáng kể các vật liệu không phải là nước có khả năng bay hơi tại nhiệt độ (105 ± 2) °C. Phương pháp này được dùng trong trường hợp mẫu giấy, cáctông và bột giấy được lấy để thực hiện các phép thử hóa học và vật lý trong phòng thí nghiệm, khi có yêu cầu xác định đồng thời cả hàm lượng chất khô.

Phương pháp này không áp dụng để xác định hàm lượng chất khô của bột giấy nhão hoặc xác định khối lượng thương phẩm của lô bột giấy.

CHÚ THÍCH: TCVN 1867 (ISO 287)[1] quy định phương pháp xác định hàm lượng ẩm của lô giấy và cáctông; ISO 41191[3] quy định phương pháp xác định nồng độ huyền phù của bột giấy; ISO 801 (tất cả các phần)[2] quy định phương pháp xác định khối lượng thương phẩm của lô.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 3649:2007 (ISO 186:2002), Giấy và cáctông - Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình.

TCVN 4360:2001 (ISO 7213:1991), Bột giấy - Lấy mẫu để thử nghiệm.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Hàm lượng chất khô (dry matter content)

Tỷ số giữa khối lượng của một mẫu thử (giấy, cáctông và bột giấy), sau khi sấy khô đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ (105 ± 2) °C trong các điều kiện xác định so với khối lượng của nó trước khi sấy khô.

CHÚ THÍCH: Hàm lượng chất khô thường được biểu thị bằng phần trăm khối lượng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4407:2010 (ISO 638:2008) về Giấy, cáctông và bột giấy - Xác định hàm lượng chất khô - Phương pháp sấy khô

  • Số hiệu: TCVN4407:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản