Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
GIẤY VÀ CÁCTÔNG – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ẨM CỦA MỘT LÔ – PHƯƠNG PHÁP SẤY KHÔ
Paper and board – Determination of moisture content of a lot – Oven drying method
Lời nói đầu
TCVN 1867:2010 thay thế TCVN 1867:2007.
TCVN 1867:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 287:2009.
TCVN 1867:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 6 Giấy và sản phẩm biên soạn, Tổng cục Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Việc xác định hàm lượng chất khô và hàm lượng ẩm được tiến hành cho các mục đích khác nhau.
TCVN 4407:2010 (ISO 638:2008)[1] được sử dụng khi cần biết hàm lượng chất khô để tính toán các kết quả phân tích hóa học hoặc phép thử vật lý và khi có yêu cầu xác định hàm lượng ẩm của một mẫu mà không phải là một lô. Ví dụ cần phải biết hàm lượng chất khô của mẫu để biểu thị hàm lượng các nguyên tố như là catmi và mangan trên cơ sở khối lượng sấy khô của mẫu.
Tiêu chuẩn này được sử dụng để xác định hàm lượng ẩm trung bình và sự thay đổi hàm lượng ẩm (các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất) của một lô. Trong kinh doanh giấy và cáctông, hàm lượng ẩm quan trọng vì nó có ảnh hưởng đến các quá trình như in và copy. Hàm lượng ẩm cũng ảnh hưởng đến việc cuộn giấy và sự ổn định kích thước.
GIẤY VÀ CÁCTÔNG – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ẨM CỦA MỘT LÔ – PHƯƠNG PHÁP SẤY KHÔ
Paper and board – Determination of moisture content of a lot – Oven drying method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp sấy khô để xác định hàm lượng ẩm của một lô giấy và cáctông. Quy trình nêu trong Điều 8 mô tả cách lấy mẫu thử ra từ lô, được thực hiện tại thời điểm lấy mẫu.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại lô giấy và cáctông bao gồm cả cáctông sóng và cáctông cứng miễn là giấy và cáctông không chứa các chất không phải là nước mà có khả năng bay hơi tại nhiệt độ quy định trong tiêu chuẩn này.
Đối với việc xác định hàm lượng chất khô của mẫu, xem TCVN 4407 (ISO 638)[1].
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 3649:2007 (ISO 186:2002), Giấy và cáctông – Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Hàm lượng ẩm (moisture content)
Lượng nước có trong giấy hoặc cáctông, nghĩa là tỷ số giữa khối lượng mất đi của một mẫu thử khi được sấy khô theo quy trình mô tả trong tiêu chuẩn này so với khối lượng của nó tại thời điểm lấy mẫu.
CHÚ THÍCH Hàm lượng ẩm thường được biểu thị bằng phần trăm khối lượng.
3.2. Khối lượng không đổi (constant mass)
Khối lượng mẫu thử giấy hoặc cáctông thu được sau khi sấy khô tại nhiệt độ (105 ± 2) oC cho đến khi sự chênh lệch khối lượng giữa hai lần sấy khô và cân liên tiếp trong thời gian ít nhất bằng một nửa thời gian sấy ban đầu không vượt quá 0,1% khối lượng ban đầu của mẫu thử tại thời điểm lấy mẫu.
Cân mẫu thử lấy từ lô tại thời điểm lấy mẫu và cân lại sau khi sấy khô đến khối lượng không đổi. Từ khối lượng mẫu thử trước và sau khi sấy khô, tính được hàm lượng ẩm của mẫu.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10089: 2013 (EN 648:2006) về Giấy và cáctông tiếp xúc với thực phẩm – Xác định độ bền màu của giấy và cáctông được làm trắng bằng chất huỳnh quang
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10090:2013 (EN 920:2001) về Giấy và cáctông tiếp xúc với thực phẩm – Xác định hàm lượng chất khô trong dịch chiết nước
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10091:2013 (EN 1104:2005) về Giấy và cáctông tiếp xúc với thực phẩm – Xác định sự truyền nhiễm các chất kháng khuẩn
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10092:2013 (EN 12497:2005) về Giấy và cáctông tiếp xúc với thực phẩm – Xác định thủy ngân trong dịch chiết nước
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6895:2008 (ISO 9895:1989) về Giấy và cáctông - Xác định độ bền nén - Phép thử khoảng nén ngắn
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7068-3:2008 (ISO 5630-3:1996) về Giấy và các tông - Lão hoá nhân tạo - Phần 3: Xử lý nhiệt trong điều kiện ẩm ở nhiệt độ 80 độ C và độ ẩm tương đối 65%
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7068-4:2008 (ISO 5630-4 : 1986) về Giấy và các tông - Lão hoá nhân tạo - Phần 4: Xử lý nhiệt trong điều kiện khô ở nhiệt độ 120 độ C hoặc 150 độ C
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3649:2007 (ISO 186 : 2002) về Giấy và cáctông - Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10089: 2013 (EN 648:2006) về Giấy và cáctông tiếp xúc với thực phẩm – Xác định độ bền màu của giấy và cáctông được làm trắng bằng chất huỳnh quang
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10090:2013 (EN 920:2001) về Giấy và cáctông tiếp xúc với thực phẩm – Xác định hàm lượng chất khô trong dịch chiết nước
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10091:2013 (EN 1104:2005) về Giấy và cáctông tiếp xúc với thực phẩm – Xác định sự truyền nhiễm các chất kháng khuẩn
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10092:2013 (EN 12497:2005) về Giấy và cáctông tiếp xúc với thực phẩm – Xác định thủy ngân trong dịch chiết nước
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6895:2008 (ISO 9895:1989) về Giấy và cáctông - Xác định độ bền nén - Phép thử khoảng nén ngắn
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7068-3:2008 (ISO 5630-3:1996) về Giấy và các tông - Lão hoá nhân tạo - Phần 3: Xử lý nhiệt trong điều kiện ẩm ở nhiệt độ 80 độ C và độ ẩm tương đối 65%
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7068-4:2008 (ISO 5630-4 : 1986) về Giấy và các tông - Lão hoá nhân tạo - Phần 4: Xử lý nhiệt trong điều kiện khô ở nhiệt độ 120 độ C hoặc 150 độ C
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1867:2010 (ISO 287:2009) về Giấy và cáctông - Xác định hàm lượng ẩm của một lô -Phương pháp sấy khô
- Số hiệu: TCVN1867:2010
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2010
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra