Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10090:2013

EN 920:2001

GIẤY VÀ CÁCTÔNG TIẾP XÚC VỚI THỰC PHẨM – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT KHÔ TRONG DỊCH CHIẾT NƯỚC

Paper and board intended to come into contact with foodstuffs – Determination of dry matter content in an aqueous extract

Lời nói đầu

TCVN 10090:2013 hoàn toàn tương đương với EN 920:2001.

TCVN 10090:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC6 Giấy và sản phẩm giấy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIẤY VÀ CÁCTÔNG TIẾP XÚC VỚI THỰC PHẨM – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT KHÔ TRONG DỊCH CHIẾT NƯỚC

Paper and board intended to come into contact with foodstuffs – Determination of dry matter content in an aqueous extract

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng chất khô trong dịch chiết nước nóng hoặc dịch chiết nước lạnh từ giấy hoặc cáctông. Phương pháp này áp dụng được cho giấy và cáctông tiếp xúc với thực phẩm nóng hoặc thực phẩm có tính thấm hút.

Giới hạn xác định dưới của phương pháp này là khoảng 1 000 mg/kg giấy. Giới hạn này tương ứng với 1,000 mg/dm2 đối với giấy có định lượng 100 g/m2 hoặc 2,000 mg/dm2 đối với cáctông có định lượng 200 g/m2.

CHÚ THÍCH Một số chất bay hơi, các chất hòa tan trong nước có thể mất đi trong quá trình làm bay hơi dịch chiết và sấy khô cặn còn lại sau đó.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 1867 (ISO 287), Giấy và cáctông – Xác định độ ẩm – Phương pháp sấy khô.

TCVN 8207 (EN 645), Giấy và cáctông tiếp xúc với thực phẩm – Chuẩn bị nước chiết lạnh.

TCVN 10088 (EN 647), Giấy và cáctông tiếp xúc với thực phẩm – Chuẩn bị dịch chiết nước nóng.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Dịch chiết nước lạnh (cold water extract)

Dung dịch nước nhận được từ quá trình chiết lạnh [xem TCVN 8207 (EN 645)].

3.2. Dịch chiết nước nóng (hot water extract)

Dung dịch nước nhận được từ quá trình chiết nóng [xem TCVN 10088 (EN 647)].

4. Nguyên tắc

Mẫu thử được chuẩn bị và chiết như mô tả trong TCVN 8207 (EN 645) hoặc TCVN 10088 (EN 647).

Dịch chiết được lọc, sau đó cho bay hơi và sấy khô ở nhiệt độ 105 oC. Cặn còn lại được xác định bằng cách cân. Kết quả được biểu thị theo mg/dm2 hoặc mg/kg giấy.

CHÚ THÍCH Để nhận được giá trị trắng chính xác, mẫu nước sử dụng cho quá trình chiết phải có sẵn.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1. Các thiết bị, dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm

5.2. Tủ sấy có khả năng duy trì được nhiệt độ (105 ± 2) oC.

5.3. Tấm gia nhiệt hoặc bếp cách thủy.

5.4. Cân có độ chính xác đến 0,1 mg.

5.5. Đĩa dùng để bay hơi có khối lượng không vượt quá 100 g và dung dịch tối thiểu 100 ml.

6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

Quá trình lấy mẫu, chuẩn bị mẫu và chiết được tiến hành như mô tả trong các tiêu chuẩn quy định cho việc chuẩn bị dịch chiết nước lạnh hoặc dịch chiết nước nóng [xem TCVN 8207 (EN 645) và TCVN 10088 (EN 647)].

Lọc dịch chiết trừ khi chúng đã được lọc trong giai đoạn chuẩn bị trước đó.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10090:2013 (EN 920:2001) về Giấy và cáctông tiếp xúc với thực phẩm – Xác định hàm lượng chất khô trong dịch chiết nước

  • Số hiệu: TCVN10090:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản