Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
PHOMAT - XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT LƯU BIẾN BẰNG NÉN ĐƠN TRỤC Ở TỐC ĐỘ DỊCH CHUYỀN KHÔNG ĐỔI
Cheese - Determination of rheological properties by uniaxial compression at constant displacement rate
Lời nói đầu
TCVN 10136:2013 hoàn toàn tương đương với ISO/TS 17996:2006;
TCVN 10136:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
PHOMAT - XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT LƯU BIẾN BẰNG NÉN ĐƠN TRỤC Ở TỐC ĐỘ DỊCH CHUYỀN KHÔNG ĐỔI
Cheese - Determination of rheological properties by uniaxial compression at constant displacement rate
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định các tính chất lưu biến của phomat cứng và phomat bán cứng bằng cách nén đơn trục ở tốc độ dịch chuyển không đổi.
Phương pháp này đưa ra các điều kiện chuẩn về lấy mẫu và thử nghiệm, về trình bày dữ liệu và các nguyên tắc chung để tính kết quả.
CHÚ THÍCH: Việc lấy mẫu có thể gặp khó khăn với một số loại phomat, ví dụ do độ giòn, độ dễ gãy, độ dính và độ dẻo. Trong các trường hợp này, không thể thu được kết quả tin cậy.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1. Tính chất lưu biến (rheological properties)
Sự biến dạng phần mẫu thử do nén theo quy trình quy định trong tiêu chuẩn này.
Nén phần mẫu thử hình trụ có kích thước xác định bằng dụng cụ nén, ở tốc độ dịch chuyển con trượt không đổi đến mức làm biến dạng để xác định điểm đứt gãy biểu kiến. Đo lực nén mẫu trong quá trình nén bằng hộp đo lực. Khoảng dịch chuyển có thể đo được từ vị trí con trượt hoặc tính được từ thời gian dịch chuyển nhân với tốc độ dịch chuyển.
Sơ đồ biểu thị nguyên tắc của phép thử được nêu trong Hình A.1.
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và các thiết bị, dụng cụ sau:
4.1. Máy khoan xoay, ví dụ như trong Hình A.4.
Nên đặt máy khoan này trên giá khoan để thực hiện từ từ và ổn định giữa các mẫu thử.
4.2. Dụng cụ cắt bằng dây kim loại song song, với dây có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 0,4 mm và có hệ thống để giữ hai dây kim loại song song với nhau và vuông góc với lõi khoan. Dụng cụ này cũng bao gồm hệ thống cắt cơ học để cắt phần mẫu thử đến chiều cao cần thiết.
4.3. Bộ đo, có tấm hỗ trợ và tấm nén bằng vật liệu cứng, có bề mặt nhẵn và song song (ví dụ: bằng thép không gỉ, nhôm hoặc Teflon), có đường kính rộng hơn (khoảng 20 %) so với bề mặt mẫu thử biến dạng ở độ nén lớn nhất. Hộp đo lực phải thích hợp với lực tối đa dự kiến áp dụng.
Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải là mẫu đại diện. Mẫu không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.
Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 6400 (ISO 707).
6.1. Cân bằng nhiệt phần mẫu thử
Nếu nhiệt độ bảo quản khối phomat cao hơn nhiệt độ đo thì khối phomat phải được cân bằng đến nhiệt độ đo ít nhất 50 h trước khi chuẩn bị phần mẫu thử do sự kết tinh chậm chất béo sữa trong phomat.
Nếu nhiệt độ bảo quản của khối phomat thấp hơn nhiệt độ đo thì bảo quản khối phomat ở nhiệt độ đo ít nhất 12 h trước khi chuẩn bị phần mẫu thử. Nếu gặp khó khăn trong quá trình chuẩ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8175:2013 (ISO 2962:2010) về Phomat và sản phẩm phomat chế biến - Xác định hàm lượng photpho tổng số - Phương pháp đo phổ hấp thụ phân tử
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10132:2013 (ISO 1854:2008) về Phomat whey – Xác định hàm lượng chất béo – Phương pháp khối lượng (Phương pháp chuẩn)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10133:2013 (ISO 2920:2004) về Phomat whey – Xác định hàm lượng chất khô (Phương pháp chuẩn)
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11678:2016 về Phomat - Xác định hàm lượng canxi, magie và phospho - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử và phương pháp đo màu
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6400:2010 (ISO 707:2008/IDF 50:2008) về Sữa và các sản phẩm sữa - Hướng dẫn lấy mẫu
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8175:2013 (ISO 2962:2010) về Phomat và sản phẩm phomat chế biến - Xác định hàm lượng photpho tổng số - Phương pháp đo phổ hấp thụ phân tử
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10132:2013 (ISO 1854:2008) về Phomat whey – Xác định hàm lượng chất béo – Phương pháp khối lượng (Phương pháp chuẩn)
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10133:2013 (ISO 2920:2004) về Phomat whey – Xác định hàm lượng chất khô (Phương pháp chuẩn)
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11678:2016 về Phomat - Xác định hàm lượng canxi, magie và phospho - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử và phương pháp đo màu
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10136:2013 (ISO/TS 17996:2006) về Phomat – Xác định tính chất lưu biến bằng nén đơn trục ở tốc độ dịch chuyển không đổi
- Số hiệu: TCVN10136:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra