Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10055:2013
ISO 14087:2011
DA – PHÉP THỬ CƠ-LÝ – XÁC ĐỊNH LỰC UỐN
Leather – Physical and mechanical tests – Determination of bending force
Lời nói đầu
TCVN 10055:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 14087:2011
TCVN 10055:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
DA – PHÉP THỬ CƠ-LÝ – XÁC ĐỊNH LỰC UỐN
Leather – Physical and mechanical tests – Determination of bending force
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp thử xác định lực uốn của da.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7115 (ISO 2419), Da – Phép thử cơ lý – Chuẩn bị và ổn định mẫu;
TCVN 7117 (ISO 2418), Da – Phép thử hóa học, cơ lý và độ bền màu – Vị trí lấy mẫu;
TCVN 7118 (ISO 2589), Da – Phép thử cơ lý – Xác định độ dày.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Lực uốn (bending force)
Lực được gây ra bởi mẫu thử trên thanh đo tại góc uốn, chiều dài uốn và vận tốc uốn quy định.
3.2. Góc uốn (bending angle)
Góc mà tại đó lực uốn được đo.
3.3. Chiều dài uốn (bending length)
Chiều dài phần mẫu thử được uốn.
CHÚ THÍCH: Chiều dài uốn là khoảng cách giữa dụng cụ kẹp của mẫu thử và thanh mà trên đó lực của mẫu thử được truyền tới.
3.4. Vận tốc uốn (bending rate)
Vận tốc uốn của mẫu thử.
CHÚ THÍCH: Vận tốc uốn được tính bằng độ trên giây (°/s).
3.5. Uốn nén (compression bending)
Nén mặt cật hoặc mặt tráng phủ của da trong suốt quá trình uốn.
3.6. Uốn giãn (extension bending)
Giãn mặt cật hoặc mặt tráng phủ của da trong suốt quá trình uốn.
4. Nguyên tắc
Lực uốn được dựa trên cơ sở phương pháp thanh (phương pháp uốn hai điểm). Ở phương pháp này, mẫu thử được kẹp trong một thiết bị quay cố định. Trong quá trình quay, mẫu thử gây ra một lực lên thanh. Lực tác động tại góc uốn quy định sẽ được đo.
5. Thiết bị, dụng cụ
5.1. Thiết bị để xác định lực uốn theo phương pháp thanh (phương pháp uốn hai điểm), bao gồm các dụng cụ dưới đây.
5.1.1. Cơ cấu kẹp, trong đó mẫu thử phải được kẹp thẳng đứng. Hàm kẹp phải có chiều sâu (35 ± 1) mm và có chiều rộng tối thiểu ít nhất là 30 mm (xem Hình 1). Dụng cụ kẹp phải kẹp được song song và phân bố áp lực đồng đều lên mẫu thử. Kẹp phải chuyển động đều và cho phép vặn chặn bằng cờ lê xiết lực. Dụng cụ kẹp phải giữ được mẫu thử mà không cần gắn với thanh khi ở vị trí ban đầu.
CHÚ DẪN
1a Hàm kẹp cố định
1b Hàm kẹp chuyển động
2 Khe hở > 6 mm
3 Chiều rộng hàm kẹp > 30 mm
4 Chiều sâu hàm kẹp (35 ± 1) mm
5 Trục đứng xoay
Hình 1 – Hàm kẹp
5.1.2. Cơ cấu quay dụng cụ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9554:2013 (ISO 4098:2006) về Da - Phép thử hóa - Xác định chất tan trong nước, chất vô cơ tan trong nước và chất hữu cơ tan trong nước
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9557-2:2013 (ISO 17234-2:2011) về Da - Phép thử hóa xác định một số thuốc nhuộm azo có trong da nhuộm - Phần 2: Xác định 4-aminoazobenzen
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10062:2013 (ISO 17227:2002) về Da - Phép thử cơ lý - Xác định độ bền của da khi sấy khô
- 1Quyết định 4267/QĐ-BKHCN năm 2013 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7115:2007 (ISO 2419 : 2006) về Da - Phép thử cơ lý - Chuẩn bị và ổn định mẫu thử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7117:2007 (ISO 2418: 2002) về Da - Phép thử hoá, cơ lý và độ bền màu - Vị trí lấy mẫu
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7118:2007 (ISO 2589 : 2002) về Da - Phép thử cơ lý - Xác định độ dày
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9554:2013 (ISO 4098:2006) về Da - Phép thử hóa - Xác định chất tan trong nước, chất vô cơ tan trong nước và chất hữu cơ tan trong nước
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9557-2:2013 (ISO 17234-2:2011) về Da - Phép thử hóa xác định một số thuốc nhuộm azo có trong da nhuộm - Phần 2: Xác định 4-aminoazobenzen
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10062:2013 (ISO 17227:2002) về Da - Phép thử cơ lý - Xác định độ bền của da khi sấy khô
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10055:2013 (ISO 14087:2011) về Da - Phép thử cơ - lý - Xác định lực uốn
- Số hiệu: TCVN10055:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra